Mang thai ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Chia sẻ

PNTĐ-Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng đặc trưng của sự mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, hoặc rối loạn chức năng buồng trứng.

 
Phụ nữ mắc hội chứng này có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều và ảnh hưởng tới khả năng sinh con. Do vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh để được điều trị đúng cách là rất quan trọng.
 
Mang thai ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang - ảnh 1
Ảnh minh họa

Vẫn có cơ hội sinh con
 
Lấy chồng sớm, nhưng phải chờ đợi đến gần 10 năm, vợ chồng chị Thu Hường (Bắc Giang) mới được tận hưởng niềm hạnh phúc làm cha mẹ. Chị kể, kết hôn vào năm 2010, khi chị mới 24 tuổi còn chồng cũng mới 28 tuổi. Thời gian trôi đi, một năm, rồi hai năm vẫn không thấy tin vui, vợ chồng đi khám, làm các xét nghiệm cho kết quả chị bị buồng trứng đa nang, chỉ số AMH cao.
Chữa trị đến năm 2014, vợ chồng chị Thu Hường quyết định đi làm thụ tinh nhân tạo (IUI). Lần IUI này không thành công. Sốt ruột, sang năm 2015, họ quyết định đến bệnh viện Phụ sản Trung ương làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) lần đầu. Tuy nhiên, trong quá trình kích trứng, trứng đều, nhưng bao mong chờ, hy vọng đã kết thúc khi bác sĩ thông báo chị chọc được 3 trứng và thoái hóa hết, không thể tạo phôi để thụ tinh trong ống nghiệm.
 
Chị Thu Hường chia sẻ, chị may mắn được chồng thương, luôn động viên và đồng hành trên hành trình tìm con. Chính vì vậy, đến năm 2017, vợ chồng chị lại quyết tâm, khăn gói đến bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội làm đăng kí IVF lần 2. Và may mắn lần thụ tinh trong ống nghiệm này đến với họ. “Lần này chúng tôi chuẩn bị kĩ hơn, tập thể dục, ăn trứng gà và ăn mầm đậu nành tự làm trong vòng 3 tháng. Khi chuyển phôi và trữ chúng tôi được 3 phôi tốt, và sau đó đậu 3 thai. Nhưng sau đó hai vợ chồng quyết định giữ an toàn cho 2 thai. Quá trình mang thai khá thuận lợi, khỏe mạnh mà không hề bị ốm nghén dù tôi mang thai đôi” - chị chia sẻ.
 
Giờ đây, sau gần 10 năm mong con, ngôi nhà nhỏ của chị đã tràn ngập tiếng cười của hai con: Trung Hiếu và Thảo Vy.
 
Cách điều trị
 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang PCOS có chu kỳ kinh nguyệt quá dài. Thậm chí, khoảng 20% phụ nữ mắc hội chứng này không có chu kỳ kinh nguyệt. Điều đó cho thấy, tất cả các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt đều có thể là dấu hiệu của hội chứng PCOS, nên chị em đừng chủ quan, lờ đi các dấu hiệu này.
 
Theo ThS, BS Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nguyên tắc điều trị chung đối với hội chứng đa nang buồng trứng là gây phóng noãn; cách thực hiện có khác nhau tùy theo việc bệnh nhân muốn có thai ngay hay không. Những phụ nữ chưa muốn có thai sẽ được điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Các thuốc này giúp nang trứng phát triển to lên, vỡ ra và phóng noãn. Khả năng thành công tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng và mức độ đáp ứng của từng người. Trong khi điều trị bằng phương pháp này, người phụ nữ có thể mang thai nên phải áp dụng các biện pháp phòng tránh (trừ việc dùng thuốc tránh thai vì dược phẩm này ức chế phóng noãn).
 
ThS, BS Lê Thị Thu Hiền cho biết, những phụ nữ muốn có thai ngay (thường thuộc nhóm hiếm muộn) sẽ được điều trị theo các bước:
 
Kích thích thử buồng trứng bằng các thuốc gây phóng noãn: Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo hoặc que thử phóng noãn. Bệnh nhân cần giao hợp quanh những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Sau không quá 6 chu kỳ, nếu không có thai, bệnh nhân sẽ chuyển sang bước sau.
 
 Can thiệp ngoại khoa buồng trứng: Bác sĩ cắt bỏ một phần, hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn. Với cách điều trị này, 50-60% trường hợp hiếm muộn đơn thuần (chỉ mắc hội chứng buồng trứng đa nang) sẽ có thai. Sau mổ, bệnh nhân thực hiện thụ thai ngay; nếu qua 6 chu kỳ không thành công, nên thực hiện kích thích phóng noãn như bước một, nhưng không quá 6 chu kỳ. Nếu vẫn không mang thai thì tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm.
 
 
Hồng Nhật      

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.