Phụ nữ cần chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản

Chia sẻ

PNTĐ-Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với viện Phát triển Sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - LIGHT tổ chức hội nghị Truyền thông chăm sóc sức khỏe và phòng chống ung thư cho phụ nữ.

 
Sáng 30/5, Ban Thường vụ Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với viện Phát triển Sức khỏe cộng đồng Ánh sáng - LIGHT tổ chức hội nghị Truyền thông chăm sóc sức khỏe và phòng chống ung thư cho phụ nữ, đồng thời tổ chức khám tầm soát ung thư cổ tử cung cho cán bộ chuyên trách Hội Phụ nữ thành phố và quận, huyện (từ 30/5-1/6). 
 
Việt Nam có tỷ lệ vô sinh cao
 
Chia sẻ tại hội nghị, BS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng viện LIGHT cho biết, trong suốt cuộc đời từ khi là trẻ em, vị thành niên, tới lúc trưởng thành, rồi bước sang tuổi trung niên, tuổi già, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi. Mỗi thời điểm, phụ nữ sẽ gặp phải những vấn đề riêng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Trong đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường phải đối mặt với nhiều vấn đề nhất, ví dụ: viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS, vấn đề sức khỏe tiền hôn nhân, vô sinh hiếm muộn… 
 
Phụ nữ cần chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản - ảnh 1
BS Nguyễn Thu Giang trao đổi về sức khỏe sinh sản với cán bộ Hội LHPN Hà Nội 

 
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xếp vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ 3, đứng sau ung thư, tim mạch và là vấn đề bệnh của thế kỷ 21. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, nước ta hiện có khoảng 7,7% cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, tương đương một triệu đôi. Trong đó, uớc tính khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh ở độ tuổi dưới 30; 30% trường hợp vô sinh có nguyên nhân từ người chồng, 30% do vợ, 30% từ cả hai và 10% không rõ nguyên nhân.
 
Về nguyên nhân dẫn tới vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, BS Giang cho biết chủ yếu là do: viêm nhiễm, tắc vòi tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, nạo phá thai (dẫn tới vô sinh thứ phát); bệnh nhân không rụng trứng do bẩm sinh, tuổi cao, hậu quả của phẫu thuật hoặc điều trị hóa chất; đời sống gặp áp lực, căng thẳng, bất thường đường sinh dục...
 
Ngoài ra, môi trường độc hại, ô nhiễm cũng làm tăng tình trạng vô sinh hiếm muộn, đặc biệt ở vợ chồng trẻ. Trong khi đó, nhiều cặp vợ chồng trẻ còn thiếu thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục nên chưa biết cách bảo vệ mình. Và nếu phụ nữ không chủ động khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, khám sức khỏe thường niên, tỷ lệ này còn cao.
 
Bên cạnh đó, do tác động của lối sống hiện đại, môi trường, thực phẩm ô nhiễm… những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư ở nước ta ngày một gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi. Với phụ nữ, do đặc thù về cấu tạo cơ thể và chức năng sinh sản… nên có tỷ lệ cao mắc ung thư về đường sinh sản, trong đó có ung thư cổ tử cung.
 
Nên chủ động khám sức khỏe định kỳ
 
Theo BS Nguyễn Thu Giang, không chỉ các bệnh lý về viêm nhiễm thông thường, ngay cả bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Với sự phát triển của y học ngày nay, nhiều bệnh ung thư có thể được phát hiện dễ dàng thông qua xét nghiệm chỉ điểm và khám tầm soát.
 
Chẳng hạn, ung thư cổ tử cung dễ dàng tầm soát thông qua khám phụ khoa, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo Pap-Smear, E-Prep, Max-Prep; Tầm soát ung thư vú bằng khám vú (có thể tự làm tại nhà), xét nghiệm chỉ điểm CA 15-3, siêu âm vú, chụp nhũ xạ; Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách khám lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm chỉ điểm CA 12-5; Tầm soát ung thư đại trực tràng nhờ thăm khám ổ bụng, xét nghiệm chỉ điểm CEA, CA 19-9, soi/ chụp đại tràng…
 
Vì thế, thông qua hội nghị, BS Giang mong muốn, thời gian tới, cán bộ, hội viên Hội LHPN Hà Nội không chỉ tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ (chú trọng khám phụ khoa) cho bản thân, mà còn góp phần tuyên truyền, động viên các chị em phụ nữ khác tích cực hơn trong sức khỏe sinh sản; qua đó phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý (nếu có); tránh điều trị muộn, gây tốn kém chi phí mà hiệu quả chữa bệnh không cao.
 
Riêng với các bạn trẻ trong thời kỳ tiền hôn nhân, BS Giang khuyến cáo nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Chỉ cần thực hiện một gói dịch vụ cơ bản: khám tim phổi, HA, siêu âm ổ bụng, gan, thận, xét nghiệm nhóm máu hệ ABO - RH, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu; hoặc gói dịch vụ chuyên sâu, kiểm tra chuyên biệt về hệ thống sinh sản… các bạn có thể biết được chất lượng, tỷ lệ dự trữ buồng trứng, từ đó có kế hoạch sinh con phù hợp; đồng thời, giúp phòng ngừa nguy cơ mắc tan máu bẩm sinh của con sau này…
 
 
Yên Hưng 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.