30% người bệnh được khám, điều trị bằng y học cổ truyền

Chia sẻ

PNTĐ-Mỗi năm, khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.

 
Trong 2 ngày 5-6/9, tại Hà Nội, Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông lần thứ 9 với chủ đề “Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng” do Bộ Y tế đăng cai đã được tổ chức thành công.
 
Tham dự hội nghị có gần 250 đại biểu, trong đó gần 50 đại biểu từ các nước thuộc lưu vực sông Mekong, các nước thuộc khối ASEAN và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
 
30% người bệnh được khám, điều trị bằng y học cổ truyền - ảnh 1
Bộ Y tế đã trao Giải thưởng Hải Thưởng Lãn Ông lần thứ 5 cho 32 cá nhân đã có thành tích trong công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền

 
Thông tin tại hội nghị, PGS.TS, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: Phát triển nền y dược cổ truyền trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là nội dung hoạt động quan trọng của các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta có hệ thống 65 bệnh viện Y dược cổ truyền công lập tuyến trung ương và tuyến tỉnh; 92,7% bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền; 84,8% trạm Y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; 89% trạm y tế xã có vườn thuốc nam. Mỗi năm, khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.
 
PGS.TS Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) thông tin thêm: Việt Nam có hệ thực vật đa dạng, phong phú xếp hạng thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới, với gần 16.000 loài thực vật đã được tìm thấy trong cả nước, trong đó có 10% là loài đặc hữu. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, hệ thống y dược cổ truyền của Việt Nam ngày càng được kiện toàn và có nhiều đổi mới; Hệ thống tổ chức nhân lực về y dược cổ truyền từng bước được củng cố đứng đầu là Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có chức năng quản lý và phát triển dược liệu...
 
Bên cạnh đó, mạng lưới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y dược cổ truyền ngày càng phát triển. Cùng với hệ thống công lập, hệ thống ngoài công lập còn có trên 12.000 phòng chẩn trị y học cổ truyền do các bác sỹ, y sỹ, lương y, người có bài thuốc gia truyền... đóng góp một phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y học cổ truyền.
 
Trong khuôn khổ Hội nghị Y học cổ truyền, y học dân gian các nước tiểu vùng sông Mekong lần thứ 9, nhiều hoạt động đã được tổ chức như: trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông; khai mạc triển lãm y, dược cổ truyền các nước lưu vực Mekong; Hội thảo về các chính sách hỗ trợ phát triển Y dược cổ truyền; giới thiệu các phương pháp chữa bệnh Y học cổ truyền dân gian của các nước trong khu vực; Hội thảo Học thuật quốc tế Y học cổ truyền.
 
 
Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.