Tự hào “Ký ức mùa thu” lịch sử

Chia sẻ

PNTĐ-Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2019), nhiều sự kiện văn hóa đặc sắc được tổ chức, giúp công chúng thêm tự hào về Hà Nội.

 
Lắng đọng khoảnh khắc tái hiện “lễ chào cờ lịch sử”
 
Sự kiện tái hiện lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng được tổ chức tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long vào sáng Chủ nhật 6/10 đã gây ấn tượng mạnh với người Hà Nội. Đây là hoạt động điểm nhấn trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình “Ký ức mùa thu” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức. Sự kiện có sự tham gia của các vị lão thành cách mạng, các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Trung ương và Hà Nội, bộ đội, người dân và học sinh Thủ đô. 
 
Lễ chào cờ bắt đầu khi giai điệu hào hùng của ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao vang lên: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về…”. Hàng ngàn người tham gia sự kiện đã bồi hồi xúc động như được trở về với khoảnh khắc lịch sử thiêng liêng của 65 năm về trước khi thấy “đoàn quân tiến về” như bước ra từ lịch sử với cờ hoa rợp trời, rực rỡ.
 
Tự hào “Ký ức mùa thu” lịch sử - ảnh 1
Hình ảnh Hà Nội ngày giải phóng được tái hiện trong sự kiện “Ký ức mùa thu”

 
Đoàn quân nhạc, những thanh niên với mũ ca-lô và áo trấn thủ giống đội tự vệ của Thủ đô năm xưa, những bậc lão thành cách mạng…diễu hành trong lễ chào cờ đã gợi nhớ tới thời khắc lịch sử Thủ đô tưng bừng đón chào đoàn quân giải phóng.
 
Tại lễ chào cờ, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đã gợi nhắc lại dấu mốc lịch sử hào hùng của Thủ đô: “Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong đó có những người con của Hà Nội thuộc Trung đoàn Thủ đô, từ 5 cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô trong cờ hoa đón chào của hàng vạn người dân Thủ đô. Chỉ 7 tiếng đồng hồ sau, lúc 15h, trong không khí tưng bừng của ngày đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, một buổi lễ đặc biệt đã diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Đó là Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức”.
 
Cùng với sự xúc động, tự hào khi được sống lại khoảnh khắc của buổi Lễ chào cờ lịch sử, chương trình giao lưu với các nhân chứng, nhà sử học đã mang đến cho người dự những cảm nhận rõ rệt, sâu sắc về những ngày tháng gian khó mà kiêu hãnh của quân và dân Thủ đô; và niềm vui vỡ òa khi trở về tiếp quản Hà Nội cũng như những nỗ lực chung tay để xây dựng Thủ đô sau giải phóng.
 
Đặc biệt, hình ảnh Hà Nội sạch bóng quân thù, cờ hoa rợp trời và hành trình 9 năm (1946-1954) quân, dân Thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Hà Nội đã được thể hiện rõ nét qua hơn 200 bức ảnh tư liệu, hiện vật trưng bày tại triển lãm “Hà Nội mùa thu năm ấy”, với 3 chủ đề chính: Ra đi giữ trọn lời thề; Hà Nội ngày trở về và Xây dựng cuộc sống mới.
 
Đa dạng hoạt động mừng ngày Giải phóng Thủ đô
 
Chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm” tại phố bích họa Phùng Hưng là một điểm nhấn thú vị trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô, 20 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” do UNESCO trao tặng. Toàn bộ khu vực được sắp đặt, trang trí gợi nhớ về hình ảnh Hà Nội 65 năm trước với những cổng chào, biểu ngữ, cờ hoa rực rỡ… Cùng với đó là các hoạt động nhảy dân vũ, trình diễn áo dài, trưng bày hình ảnh, tư liệu quý về Hà Nội. 
 
Cũng trong sáng 6/10, Liên hoan Múa rồng Hà Nội năm 2019 được tổ tại khu vực trước đền Bà Kiệu (trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận). 15 quận, huyện của Hà Nội tham gia liên hoan đã đua nhau phô diễn những màn múa rồng đẹp mắt, hào sảng với những chú rồng, lân, phượng đủ màu sắc, vô cùng rực rỡ, tinh xảo… So với 4 mùa Liên hoan trước, mùa giải năm nay được xem có quy mô lớn hơn hẳn, các màn múa ngày càng điêu luyện hơn. Múa rồng cũng là một trong những bộ môn nghệ thuật dân gian tiêu biểu của Hà Nội, được bảo tồn và phát huy khá mạnh đến nay. 
 
Diễn ra tại không gian phố đi bộ Hồ Gươm, câu chuyện về một Hà Nội yêu hòa bình, tự do, mến khách đã được kể bởi gần 100 nghệ sĩ chuyên nghiệp trong nước và quốc tế qua lễ hội Carnival đường phố với chủ đề: “Vòng tay bè bạn - Kết nối hữu nghị” và mong muốn tiếp nối những giá trị của Hà Nội - Thành phố vì hoà bình.
 
Ngoài ra, trong chuỗi các hoạt động còn có Hội sách Hà Nội lần thứ VI năm 2019, với chủ đề “Hà Nội – Thành phố vì hòa bình”, thu hút hơn 200 gian hàng của các đơn vị xuất bản, phát hành trong, ngoài nước. Đặc biệt, nhiều cuốn sách mới nói về Hà Nội đã được ra mắt như: “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” với hơn 40 tựa sách.
 
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).
Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

Tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành Quyết định số 2286/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2025), Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).
Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Ngày 7/7, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Kế hoạch số 3283/KH – BVHTTDL về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy và bồi đắp niềm tin, niềm tự hào của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước...
Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Phê duyệt logo kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

(PNTĐ) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ - BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).