Bộ Y tế đồng hành cùng tỉnh Vĩnh Phúc phòng, chống dịch Covid-19 (nCoV)

Chia sẻ

Tính đến ngày 11/2/2020, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 10 trường hợp mắc Covid-19 tại 3 huyện: Bình Xuyên (8 trường hợp), Tam Đảo (1 trường hợp) và Tam Dương (1 trường hợp), trong đó 5 trường hợp mắc do lây truyền thứ phát tại địa bàn huyện Bình Xuyên.

Như vậy, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước ghi nhận trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.

Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Vĩnh Phúc.Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang điều trị tại Vĩnh Phúc. (Ảnh: Lê Hảo)
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, trực tiếp đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và huy động toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh vào cuộc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Tỉnh đã thành lập ngay Ban chỉ đạo phòng chống dịch; xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống dịch, ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV; tạm dừng tất cả các hoạt động chưa cấp thiết để tập trung toàn lực cho công tác phòng, chống dịch; dừng toàn bộ các hoạt động tập trung đông người, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, du lịch trên địa bàn và cho học sinh nghỉ học đến 22/02/2020; triển khai mạnh mẽ, đa dạng công tác truyền thông qua loa truyền thanh, băng rôn, áp-phích, cấp phát tờ rơi, tuyên truyền trên xe lưu động, cung cấp thông tin bằng tin nhắn, zalo trên điện thoại.

Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức triển khai các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế như tổ chức điều tra các trường hợp bệnh, xử lý ổ dịch, thu dung, cách ly, điều trị các trường hợp mắc và nghi mắc, phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở điều trị; lập danh sách, thực hiện cách ly, theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe các trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; thực hiện tiêu độc khử trùng tại tất cả trường học, bệnh viện, khu vực công cộng, tại hộ gia đình và khu dân cư; khuyến cáo người dân tự phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng khẩu trang đúng cách; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn.

 Là địa phương ghi nhận số trường hợp mắc cao nhất cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do vi rút corona. Bộ Y tế đã hỗ trợ vật tư, hóa chất phòng chống dịch và cử Tổ công tác thường trực 24/7 phòng chống dịch hỗ trợ địa phương, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương, ngành y tế tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế với chủ trương đáp ứng ở mức độ cao nhất, khống chế nhanh và hạn chế tối đa tác động của dịch bệnh tới an sinh xã hội của địa phương.

Bộ Y tế cam kết tiếp tục đồng hành cùng chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết tâm phòng chống dịch bệnh triệt để, không để lây lan rộng ra cộng đồng.

Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.