Hà Nội: Chính thức thông tin phương thức tuyển sinh vào lớp 10

Chia sẻ

Chiều 20/2, Sở GD&ĐT đã chính thức thông tin về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Thủ đô.

Tuyển sinh vào lớp 10 công lập áp dụng "Thi tuyển"
Theo đó, trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT TP Hà Nội cho biết, năm học 2020 - 2021 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập của TP Hà Nội được giữ ổn định như năm học 2019 - 2020.

Nắm chắc kiến thức lớp 9 được coi là một lợi thế.Nắm chắc kiến thức lớp 9 được coi là một lợi thế. (Ảnh: Bảo Trọng)

Cụ thể, đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập thực hiện theo phương thức "Thi tuyển", Sở GD&ĐT tổ chức chung một kỳ thi; học sinh làm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư; trong đó bài thi thứ 4 được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí.
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng Ngoại ngữ khác với thứ tiếng Ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngoài công lập thực hiện theo phương thức xét tuyển; các trường lựa chọn xét tuyển căn cứ theo Điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020 - 2021 hoặc dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS.
Nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 9
Cũng theo Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, năm học 2020 - 2021 tỷ lệ tuyển sinh vào các trường công lập của Thành phố dự kiến là 62% và dự kiến 20% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập tương đương như năm học 2019 - 2020. Nguyên tắc chung là đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, do đó ở các quận, huyện, thị xã khác nhau, có tỷ lệ trường công lập và ngoài công lập khác nhau thì tỷ lệ học sinh vào công lập và ngoài công lập cũng khác nhau.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao; đề thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.
Về nguyên tắc học sinh phải học đủ và xong chương trình mới tổ chức thi. Lịch dự kiến trong công văn căn cứ theo Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về khung kế hoạch thời gian năm học; lịch này giúp cho học sinh và các trường nắm được các mốc thời điểm triển khai các quy trình của kỳ thi tuyển sinh. Khi Bộ GD&ĐT có văn bản điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND TP điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học, thời gian thi tuyển sinh của Hà Nội. Sau khi học sinh quay trở lại đi học, Sở GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về công tác dạy học, ôn tập. Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường đảm bảo dạy học, ôn tập đầy đủ theo quy định của Bộ GDĐT, không cắt xén chương trình.
Trong kỳ tuyển sinh năm học 2020 - 2021 dự kiến Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức xác nhận nhập học trực tuyến như năm trước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và nhân dân Thủ đô.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021 của TP được giữ ổn định như năm học 2019 - 2020.

 Bảo Thắng/Kinh tế Đô thị

Theo http://kinhtedothi.vn/ha-noi-chinh-thuc-thong-tin-phuong-thuc-tuyen-sinh-vao-lop-10-365679.html

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.