Rê-mi - đoàn xiếc kì lạ và con bò hoàng tử trong “Không gia đình”

Chia sẻ

Với tuổi thơ, tôi thường đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, lớn hơn xíu là sự hấp dẫn của truyện tranh và khi tôi đọc Nguyễn Nhật Ánh cũng là lúc tôi biết viết những câu văn giàu hình ảnh...

Rê-mi - đoàn xiếc kì lạ và con bò hoàng tử trong  “Không gia đình” - ảnh 1

Tiểu thuyết "Không gia đình" từng khiến nhiều thế hệ thiếu niên yêu thích.

Nhưng một ngày nọ, khi mẹ tôi trao cho tôi cuốn sách ấy, cuốn tiểu thuyết dày cộm 657 trang - “Không gia đình” của Hector Malot, thực sự là một thách thức, một trải nghiệm mới với tôi. Tôi đã nhìn thấy mẹ tôi khóc khi bà đọc cuốn sách một mình trong phòng, tôi tin chắc chắn đó phải là một cuốn truyện cảm động bậc nhất…

Bài dự thi cuộc thi “Viết về cuốn sách yêu thích của em” lần thứ 10 - “Một thập kỷ vì văn hoá đọc” xin gửi về địa chỉ email: baophunuthudo@gmail.com hoặc địa chỉ Báo Phụ nữ Thủ đô, số 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Bài dự thi ghi rõ tên tuổi, trường lớp, địa chỉ và số điện thoại liên lạc.

Sự thật là từ trước tới giờ tôi chưa đọc một cuốn sách nào dày dặn đến thế, nên khi cầm cuốn tiểu thuyết trên tay tôi bắt đầu lo lắng. Nhưng tôi đã cam kết với mẹ rằng tôi sẽ đọc nó, và tôi không ngờ mình đã bị thôi miên. Cuốn sách như bộ phim hấp dẫn với những không gian giàu chất thơ của đồng cỏ, dòng sông, tình yêu thương...

Hơn 600 trang truyện là những nẻo đường Rê-mi đã đi qua những chuỗi ngày cơ cực, những đêm ngủ vùi trong tuyết, những mẩu bánh mì cầm cự ngày đói, những thói đời tàn nhẫn, những người bạn cùng cảnh... Nhưng hấp dẫn nhất có lẽ là hình ảnh đoàn xiếc thú với 3 con chó, 1 con khỉ, đã cùng cụ Vi-ta-li và cậu Rê-mi rong ruổi trên những nẻo đường thiên lý. Là chiếc thuyền Thiên Nga có cậu Ác-tơ tội nghiệp bên người mẹ xiết bao dịu dàng. Là những cánh đồng hoa và ánh mắt của cô bé Li-dơ say mê câu hát dân ca thành Na- plơ... Đó là cả một thế giới tuyệt đẹp, là những khoảnh khắc ấm áp trong cuộc đời bất hạnh của Rê-mi.

Và giống như mẹ, tôi đã khóc nức nở khi Rê-mi bị cha nuôi hằn học, khi Rê-mi bước theo cụ Vi-ta-li và ngoái tìm dáng má Bác-bơ-ranh trong xanh xa cây cỏ. Tôi đã khóc khi con Ca-pi chỉ đủ giữ ấm trái tim Rê-mi trong đêm mưa tuyết còn cụ Vi-ta-li đã chết cóng bên đống phân nhà bác A-canh. Tôi hồi hộp rồi sướng vui khi con bò hoàng tử - món quà của trái tim yêu thương mà Rê-mi và Mát-chi-a đem về cho má Bác-bơ-ranh. Cả sự dũng cảm của Rê-mi trong vụ lụt hầm và 14 ngày giành giật sự sống cùng những người thợ mỏ...

Sau bao gian truân và thử thách, “Rê-mi công tử” đã trở nên rắn rỏi, bản lĩnh biết bao. Rê-mi thành ông chủ gánh hát “thần thánh” bên cạnh tài năng âm nhạc Mát-chi-a và chú chó Ca-pi trắng muốt. Rê-mi có cả một gia đình đáng sống, đáng tự hào. Li-dơ xinh đẹp đã cất tiếng hát. Mát-chi-a “đầu to” thành nghệ sỹ của công chúng. Ác-tơ kiên cường sống và thuyền Thiên Nga thành biểu tượng của tình yêu thương, niềm mơ ước...

“Không gia đình” thực sự là cuốn sách đáng giá cho hành trang tuổi trẻ. Từng trang truyện là nến thắp để tình yêu thương lan tỏa, để bản lĩnh và kĩ năng sống được bồi đắp, để ta trân trọng hơn những gì mình đang có.

Trang sách cuối cùng đã khép, nhưng trong tôi câu hát ấy cứ ngân nga, đôi mắt nheo cười của Rê-mi còn thức mãi: Trái tim ta bừng lên như nến thắp/Mà lạnh lùng người đẹp vẫn thờ ơ...

NGUYỄN VƯƠNG MAI THY

(Lớp 9A1, Trường THCS Trần Phú, Đô Lương, Nghệ An)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.