Hà Nội sau 2 năm kêu gọi không ăn thịt chó, mèo: Quán thịt chó vẫn đông khách

Chia sẻ

Sau 2 năm Hà Nội đưa ra khuyến nghị không giết mổ, kinh doanh thịt chó, mèo, ý thức của người dân đã có phần chuyển biến hơn, tuy nhiên, tình trạng giết mổ và kinh doanh thịt chó, mèo vẫn còn khá phổ biến.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, cuộc vận động đã có những thành công nhất định. Qua thống kê, đã có khoảng 30% cửa hàng kinh doanh thịt chó, mèo trên địa bàn Hà Nội dừng hoạt động. Ý thức của người dân về tiêu thụ các sản phẩm chó, mèo đã thay đổi, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, ông Sơn cũng thừa nhận, đa số người dân vẫn chưa từ bỏ được thói quen tiêu thụ thịt chó, mèo.

Một cửa hàng thịt chó trên địa bàn Thành Công, quận Ba Đình.Một cửa hàng thịt chó trên địa bàn Thành Công, quận Ba Đình. (Ảnh: Chiến Công)

Khảo sát của phóng viên, các tuyến phố chuyên kinh doanh thịt chó như Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Tam Trinh (quận Hoàng Mai), Vân Đình (huyện Ứng Hòa)… vẫn hoạt động khá tấp nập. Anh Nguyễn Văn Mạnh, chủ cửa hàng kinh doanh thịt chó trên đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) cho biết, trung bình mỗi ngày, cửa hàng tiêu thụ khoảng 1 tạ chó sống. Thời điểm ngay sau khi Hà Nội đưa ra khuyến nghị người dân và các cơ sở kinh doanh ngừng tiêu thụ thịt chó, mèo năm 2018, lượng khách đến quán có giảm đáng kể.

Tuy nhiên đến nay, kinh doanh của quán đã ổn định trở lại. Tương tự, tại thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa), dù số quán bán thịt chó đã giảm nhiều, song các quán còn lại vẫn khá đông khách. Anh Nguyễn Chí Kiên, một thực khách tại đây biện hộ: “Dù biết thịt chó, mèo không được kiểm soát thú y khi giết mổ nhưng đây là món ăn khoái khẩu của tôi nên chưa thể bỏ ngay được”.

Mới đây, Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) đã gửi bản kiến nghị tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, bày tỏ mối lo ngại về tình trạng buôn bán thịt chó, mèo tại Việt Nam, cũng như mối đe dọa mà hoạt động này gây ra cho sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Theo ACPA, việc Hà Nội đưa ra khuyến nghị dừng buôn bán thịt chó, mèo là một hành động đúng đắn và hợp với xu thế chung của quốc tế. Trong thời điểm này, ACPA mong muốn Việt Nam nên ban hành và thực thi nghiêm lệnh cấm trên toàn quốc việc vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ chó, mèo để làm thịt. Đồng thời, ban hành tuyên bố công khai về các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan tới việc giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, để hạn chế lây lan các bệnh từ chó, mèo thì ý thức tự giác của người dân là quan trọng nhất. Người dân nên từ bỏ dần thói quen ăn thịt chó để bảo vệ sức khỏe của mình. Đối với các quận, huyện cần tăng cường chỉ đạo quản lý chó nuôi, kê khai đàn chó tại địa phương, hạn chế tối đa chó thả rông, làm tốt khâu tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

PHƯƠNG NGA

Theo http://kinhtedothi.vn/ha-noi-sau-2-nam-keu-goi-khong-an-thit-cho-meo-quan-thit-cho-van-dong-khach-386109.html

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một Thế giới đang thay đổi”. Chủ đề của ngày Dân số Thế giới được xác định trong bối cảnh thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số tăng nhanh, gây nguy cơ suy giảm và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.