Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Chia sẻ

Sau 15 năm Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 49 -CT/TƯ ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư “Về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn thành phố đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Ấm áp tình cảm gia đình	 (ảnh minh họa)Ấm áp tình cảm gia đình (ảnh minh họa)

87,5% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”

Thành ủy Hà Nội vừa có báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ. Theo báo cáo, 100% các quận, huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tập trung nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ và các văn bản của Thành ủy, UBND TP tới hơn 95% đảng viên, 100% cán bộ làm công tác gia đình.

Việc thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ được gắn kết chặt chẽ với việc triển khai các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng những việc làm, hành động cụ thể, như: Tổ chức phát động và vận động các gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, nhân rộng các mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; mô hình gia đình làm kinh tế giỏi; mô hình gia đình hiếu học, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực...

Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TƯ, công tác xây dựng gia đình trên địa bàn TP đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa có nhiều chuyển biến rõ nét, trung bình mỗi năm có 87,5% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 60,5% thôn, làng đạt danh hiệu “Làng văn hóa” và 71,5% tổ dân phố đạt “Tổ dân phố văn hóa”...

Gia đình luôn là điều quan trọng nhất

Tại cuộc tọa đàm “Bàn biện pháp xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” do Hội LHPN quận Cầu Giấy tổ chức, các chị em hội viên đã được lắng nghe một câu chuyện gia đình xúc động từ chị Nguyễn Mai Anh, hội viên Chi hội Phụ nữ số 21, phường Quan Hoa. Đến nay, vợ chồng chị đã bên nhau được gần 20 năm, và hơn nửa thời gian trong số đó là để chữa bệnh vô sinh. “Nhưng không một ngày nào anh ấy không ở bên và động viên, chia sẻ cùng tôi, giúp tôi thêm mạnh mẽ, tự tin. Đến nay, chúng tôi có 2 cậu con trai sinh đôi kháu khỉnh 9 tuổi. Các cháu rất ngoan và chăm chỉ. Đây là cả quá trình gian nan, thử thách nhưng luôn tràn đầy tình yêu thương đối với vợ chồng tôi” - chị Mai Anh nói

Dù ở giai đoạn lịch sử nào, gia đình vẫn là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc, che chở và là nơi nương tựa của mỗi người trong suốt cuộc đời. Không đâu có được những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, bền vững như trong gia đình.

Tuy nhiên, xã hội hiện đại cũng làm phát sinh nhiều vấn đề mới. Mặt trái của kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, cái tôi của nhiều người đã làm mai một đi giá trị đạo đức. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình gia tăng, nhịp sống gấp gáp, hối hả thời hiện đại đang làm cho những cặp vợ chồng thiếu vắng hạnh phúc, bữa cơm gia đình thiếu vắng dần trong mỗi mái nhà, nhất là những gia đình trẻ thành thị. Cuộc sống thời hiện đại, mọi người dành thời gian cho công việc nhiều hơn, quỹ thời gian dành cho gia đình vì thế cũng ít đi, từ đó khoảng cách giữa cha mẹ và các con ngày càng rộng ra.

Chia sẻ về bí quyết gìn giữ sự hạnh phúc, ấm áp trong gia đình, chị Mai Anh cho rằng, mỗi thành viên nên tạo cho nhau sự cảm thông, chia sẻ những suy nghĩ tích cực, những câu nói dễ nghe không tổn thương đến nhau. Đồng thời dành thời gian quan tâm đến nhau để tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Mọi người cần sắp xếp thời gian để cùng ăn bữa cơm gia đình hàng ngày có đầy đủ các thành viên.

“Vợ chồng biết hỗ trợ nhau, tạo điều kiện để cùng nhau phát triển sự nghiệp. Trong gia đình cần có sự bình đẳng dựa trên hiểu biết và chia sẻ việc nhà, nuôi dạy con. Tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc cũng phải xuất phát từ hai phía. Người chồng cần kề vai, giúp đỡ chia sẻ công việc gia đình cùng người vợ.

Việc giữ hạnh phúc gia đình, chất gắn kết không gì bằng chăm lo cho nhau cái ăn, cái mặc và chia sẻ công việc hằng ngày với nhau. Từ bữa cơm, ông bà, cha mẹ có thể chỉ bảo con cháu lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử có văn hóa, biết chia sẻ cảm thông với nhau trong cuộc sống…”.

Xã hội càng hiện đại, chúng ta lại càng phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình, như yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em; “kính trên, nhường dưới”, “chị ngã, em nâng”... Những truyền thống này đã thấm sâu trong mỗi người con đất Việt, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.