Cách nào hạn chế trẻ em xem tivi, điện thoại?

Chia sẻ

Mùa hè đến, tạo không gian vui chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm. Song, việc trẻ dành thời gian rảnh rỗi xem tivi, điện thoại, máy tính bảng khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng.

Tiếp xúc sớm có thể gây hại cho sự phát triển

Theo chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trẻ em đang tiếp nhận hành vi từ người lớn, thời gian tiếp xúc với màn hình tivi, điện thoại ở trẻ nhỏ ngày càng tăng. Do thiết bị di động ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, khi trưởng thành, chúng ta liên tục chuyển đổi giữa làm việc trên máy tính, liên lạc điện thoại, xem tivi và đôi khi là chơi trò chơi trên máy tính bảng.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Về ảnh hưởng tích cực, các chuyên gia cho rằng, tivi và máy tính có thể an toàn hơn với trẻ. Điều đáng ngạc nhiên là, các nhà nghiên cứu thấy việc tiếp xúc với các thiết bị truyền thống như truyền hình và máy tính, không liên quan đến hành vi “tự điều chỉnh” (khả năng lập kế hoạch, kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ…) ở trẻ. Điều này là do trên tivi cung cấp nội dung giáo dục thân thiện với trẻ em hơn và có những cảnh báo cho các bậc cha mẹ theo dõi những gì con cái họ xem. Mặt khác, bản chất cố định của tivi và máy tính để bàn cũng gây ra ít tác hại hơn so với thiết bị di động (vì chúng có thể được mang đi bất cứ đâu). Tivi cũng là một nguồn tiếp cận tốt để trẻ có thể được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. Tivi vốn là một trong số những nguồn giải trí rất tốt cho trẻ em.

Tuy nhiên, về ảnh hưởng tiêu cực trẻ em (nếu còn quá nhỏ tuổi) sử dụng thiết bị di động từ khi còn nhỏ sẽ giảm khả năng “tự điều chỉnh” hành vi của bản thân. Một nghiên cứu mới từ Đại học California, Davis (UC Davis) cho thấy, màn hình điện thoại có thể tác động nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nếu trẻ tiếp xúc sử dụng khi còn nhỏ. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ bắt đầu sử dụng phương tiện màn hình điện tử (bao gồm tivi, máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng) sớm thường có khả năng “tự điều chỉnh” thấp hơn. Nghiện xem các chương trình trên tivi, máy tính sẽ làm giảm thời gian hoạt động thể chất ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ xem tivi quá nhiều có thể sẽ không còn thời gian để vui chơi với bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội. Việc quá tập trung vào màn hình điện thoại, hay máy tính bảng có thể gây trở ngại cho các tương tác với cha mẹ, hoặc các hành vi hỗ trợ sự phát triển tối ưu của trẻ.

Cha mẹ cần làm gì?

Chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyên, một trong những thông điệp các nhà nghiên cứu dành cho các bậc cha mẹ là cân nhắc việc không cho trẻ tiếp xúc với các phương tiện màn hình thiết bị điện tử quá sớm và hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị di động, chẳng hạn như điện thoại thông minh và máy tính bảng cho trẻ, cũng như bảo đảm rằng thời gian tiếp cận với màn hình tivi, hay điện thoại, máy tính sẽ cung cấp tài liệu giáo dục và phát triển tích cực cho trẻ.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Hạn chế thời gian xem tivi, điện thoại của trẻ, bạn không cho trẻ xem các thiết bị khi đang ăn, nếu được thì tại nơi cả nhà dùng bữa tối không nên có tivi. Bạn cần nhớ, tivi không phải là người giữ trẻ, bởi rất nhiều bậc phụ huynh coi tivi là một người giữ trẻ và cho trẻ xem để mình có thể rảnh tay làm một số việc khác. Nhưng chính những lúc này, khi bạn bận bịu, sẽ không kiểm soát được việc trẻ đang xem gì và rất có thể trẻ đang xem nội dung không phù hợp. Không nên bật tivi nếu bạn không có ý định xem, bởi nhiều người có thói quen bật nó nhưng không xem mà lại đang làm một việc khác, thí dụ như đang nấu bếp, đang giặt đồ, hoặc đang làm việc. Với tivi, trẻ từ 2-5 tuổi chỉ nên xem với thời lượng trung bình là 32 tiếng/tuần, trong khi tuổi từ 6-11 chỉ nên xem tivi 28 tiếng/tuần. Không để tivi trong phòng ngủ bởi có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ.

BS. MINH HẢI

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.