Nếu con thi hỏng, nhà mình có còn hạnh phúc?

Chia sẻ

Bố bảo năm nay đối với nhà mình thật đặc biệt bởi có hai con đứa con bước vào hai mốc thi cử quan trọng. Anh cả thi hết lớp 12, xét tuyển đại học, em gái thi chuyển cấp lên lớp 10. Hai kỳ thi quan trọng của hai anh em khiến cả gia đình nội ngoại sốt sắng theo từ việc ăn ngủ, nghỉ đến việc học hành.

Nếu con thi hỏng, nhà mình có còn hạnh phúc? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Ngay từ đầu năm học, bố mẹ chuẩn bị cả tinh thần lẫn vật chất để chạy đua cùng hai con trong cuộc chiến thi cử này. Hễ các con có yêu cầu cần học thêm môn này, học ở nhà thầy cô giáo hay trung tâm nào, bố mẹ cũng đều chiều theo, bất kể tốn kém về tiền bạc, thời gian. Cả nhà mình nhiều hôm lâm vào cảnh "cơm hàng cháo chợ" vì chuyện học thêm của các con. Bố mẹ chia nhau đưa đón hai anh em con từ lớp học chính đến lớp học thêm, chấp nhận ăn nhanh cùng các con trên đường để kịp giờ học.

Ngày em gái bước vào cuộc đua đầu tiên, anh trai dặn dò "đầu xuôi đuôi lọt nhé, em phải thi tốt thì anh mới tốt theo được". Em gái căng thẳng theo, lo lắng kết quả của mình sẽ ảnh hưởng đến việc thi cử của anh sau đó. Dù ngoài mặt, bố mẹ động viên các con đừng quá áp lực nhưng trong lòng thì lại như lửa đốt. Cuộc đua này, thâm tâm bố mẹ không muốn các con thất bại.

Con gái thi xong, bảo làm bài được nhưng tâm lý vẫn hoài nghi với những mọi sự nỗ lực của mình. Thi xong, con càng áp lực hơn khi chưa thi khiến bố mẹ bất an theo. Sau bữa cơm mừng con gái hoàn thành xong nhiệm vụ, con bất ngờ hỏi: "Nếu con thi hỏng, nhà mình có còn hạnh phúc như thế này không?". Bố mẹ chưa kịp trả lời thì con trai lên tiếng theo "Con cũng có câu hỏi giống em, bố mẹ sẽ không cãi nhau, bọn con sẽ vẫn được sống bình thường chứ?".

"Nếu các con thi hỏng, nhà mình vẫn không vì thế mà mất đi hạnh phúc. Có nhiều con đường để các con tiếp tục việc học tập của mình không chỉ có duy nhất hai kỳ thi này. Bố mẹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng các con trong mọi hoàn cảnh" - bố khẳng định. Mẹ thấy ánh mắt hai con sáng lên sau câu nói chắc như đinh đóng cột của bố. Hóa ra chỉ một câu nói thôi nhưng nó có thể khiến cho các con lẫn bố mẹ bỏ đi được những gánh nặng tâm lý nặng tựa ngàn cân. Nhà mình đã và đang cùng nhau trải qua những kỳ thi áp lực, nhưng mọi người sẽ chờ đợi kết quả trong tâm thế thoải mái nhất. Vì dù kết quả thế nào thì nó cũng chẳng thay đổi được lòng yêu con của bố mẹ. Cuộc sống này chỉ thật sự hạnh phúc với bố mẹ khi các con có được niềm vui sống, thay vì luôn phải chịu gánh nặng áp lực nặng nề.

NGUYỄN HUYỀN

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.