Hơn 1 triệu thí sinh cả nước sẽ thi tốt nghiệp THPT từ ngày 6 - 9/7

Chia sẻ

Được biết số thí sinh trên cả nước nêu trên không bị ảnh hưởng bởi dịch sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1- năm 2021. Diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay của Bộ GD-ĐT không nằm ngoài mục tiêu kép “vừa tổ chức tốt kỳ thi, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch”.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Ưu tiên xét nghiệm, tiêm phòng Covid-19 cho lực lượng tham gia thi

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ làm các bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, bài thi Ngữ văn làm theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại làm theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ, thí sinh thuộc nhóm F0, F1, F2 theo phân loại của ngành Y tế, thí sinh cư trú trong khu vực đang bị phong tỏa, thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng để thực hiện biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 sẽ dự thi vào đợt 2. Dựa trên đề nghị của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, thực tế diễn biến dịch bệnh, Bộ sẽ quyết định thời gian cụ thể tổ chức đợt thi thứ 2 và hướng dẫn tổ chức đợt thi này.

Theo Bộ GD-ĐT, tính đến 24h ngày 26/5 (thời điểm tính tới ngày tổ chức hội nghị bàn phương án thi tốt nghiệp THPT giữa Bộ với chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố diễn ra vào 27/5), cả nước có 18 học sinh lớp 12 trong diện F0, gần 400 học sinh trong diện F1, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Điện Biên. Tới sát ngày tổ chức kỳ thi, con số thống kê này sẽ còn nhiều thay đổi nên Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương phải cập nhật, rà soát các trường hợp thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch không thể dự thi trong đợt 1, gửi về Bộ trước ngày 5/7.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu mỗi địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản riêng sát với diễn biến dịch thực tế tại địa phương. Trong đó, cần ưu tiên xét nghiệm, tiêm chủng vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 cho những người tham gia kỳ thi, bố trí điểm thi, phòng thi dự phòng để xử lý khi có vấn đề phát sinh về dịch.

Hà Nội là địa phương có số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đông nhất cả nước với trên 100.000 thí sinh. Sở GD-ĐT Hà Nội đã rà soát các điều kiện cơ sở vật chất của các trường học trên địa bàn dự kiến chọn 193 điểm thi với hơn 4.000 phòng thi đặt tại các trường THCS, THPT, tăng hơn 900 phòng thi so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Tuy nhiên, danh sách các điểm thi này có thể sẽ được điều chỉnh căn cứ diễn biến thực tế của dịch Covid-19. Đồng thời, Sở đã phối hợp với Sở Y tế và các địa phương xây dựng phương án tổ chức kỳ thi với quyết tâm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thí sinh và những người tham gia.

Vừa qua, Hà Nội cũng đã tổ chức thành công, an toàn kỳ thi tuyển sinh THPT năm học 2021-2022 cho hơn 93.000 thí sinh lớp 9 trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp. Đây được cho là tiền đề đem lại nhiều kinh nghiệm quý để Hà Nội tiếp tục tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa phòng, chống dịch tốt tại địa phương mình.

Theo ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP, Trưởng Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2021-2022, trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT tới đây cũng như thi vào lớp 10 THPT vừa qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 luôn được đặt lên hàng đầu. Tại các điểm thi, bên cạnh các phòng thi chính thức đều chuẩn bị sẵn sàng các phòng thi dự phòng, phòng thi cách ly, các phòng y tế với đầy đủ thiết bị y tế, tăng cường nhân viên y tế túc trực tại các địa điểm thi trong thời gian thi để có thể xử trí kịp thời những tình huống phát sinh… Ngoài ra, như cách đã thực hiện tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thí sinh phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo giãn cách trong phòng thi, phụ huynh đưa con đi thi được phân luồng để giảm tập trung đông người trước cổng điểm thi.

Siết chặt kỷ luật thi

Năm nay, Bộ GD-ĐT dự kiến huy động hơn 8.000 cán bộ, giảng viên tham gia phục vụ kỳ thi. Mặc dù diễn ra trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết kỳ thi vẫn sẽ được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo nghiêm túc, chính xác, công bằng. Bộ GD-ĐT sẽ thành lập 10 đoàn kiểm tra ngẫu nhiên tại 20 Sở GD-ĐT, ngoài ra 5 đoàn lãnh đạo Bộ GD-ĐT sẽ trực tiếp đi kiểm tra tại địa phương để kiểm tra quá trình chuẩn bị và tổ chức thi.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu thành lập 63 đoàn kiểm tra tại tất cả 63 địa phương. Mỗi điểm thi có một tổ kiểm tra, mỗi tổ từ 2 người trở lên. Mỗi Sở GD-ĐT thành lập một đoàn kiểm tra gồm từ 3-4 thành viên làm nhiệm vụ thanh kiểm tra thi.

Tại Hà Nội, để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, không xảy ra tình trạng tiêu cực, vi phạm quy chế thi, thanh tra Hà Nội sẽ cử người tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra ở các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và Bộ GD-ĐT. Công an thành phố Hà Nội cũng tham gia hướng dẫn, thực hiện công tác phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, đặc biệt công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề, bài thi; tổ chức đảm bảo an ninh, an toàn cho các điểm thi, in sao đề thi, Ban làm phách, Ban chấm thi, Ban Phúc khảo bài thi…

Về đề thi, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết, nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 nằm trong chương trình THPT, trong đó chủ yếu là lớp 12. Các nội dung kiến thức đã được Bộ GD-ĐT tinh giản trước đó do tác động của dịch Covid-19 sẽ không được đưa vào đề thi năm nay.

Đề thi tốt nghiệp THPT ở mức cơ bản, tuy nhiên vẫn có độ phân hóa thí sinh với một số lượng hợp lý các câu hỏi khó, qua đó tạo cơ sở cho các trường đại học sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT để tuyển sinh thí sinh đầu vào phù hợp. Các câu hỏi trong đề thi sẽ được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Đặc biệt, theo ông Mai Văn Trinh, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng đề thi cho các đợt thi bảo đảm sự tương đồng về độ khó để đảm bảo công bằng với các thí sinh ở các đợt thi khác nhau.

 HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…