Hà Nội phải có kịch bản cao hơn không để dịch bệnh diễn biến xấu

Chia sẻ

Hà Nội phải có kịch bản cao hơn để phòng trước; bảo vệ bằng được các khu công nghiệp; tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng, hạn chế tối đa ca tử vong; bảo đảm các dòng cung ứng lương thực, thực phẩm” - đó là chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với thành phố (TP) Hà Nội sáng ngày 19/7.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết: 6 tháng đầu năm 2021, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, bước đầu, TP đã thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa chủ động phòng chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với TP Hà NộiThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với TP Hà Nội (Ảnh: VT)

Trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, TP đã chuyển hướng mạnh mẽ từ phòng ngự sang chủ động tấn công theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Tổ chức thực hiện tốt việc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly các ca nghi nhiễm và kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây nhiễm; thành phố cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên mấy ngày gần đây, cùng với sự bùng phát dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tại địa bàn Hà Nội đã phát sinh một số ca nhiễm mới trong cộng đồng, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống đại dịch của thành phố.

Trong công tác phát triển kinh tế xã hội, thành phố đã tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân. Kết quả đến nay cho thấy, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP có nhiều tín hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm 2020.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm; một số đề xuất, kiến nghị về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thành phố Hà Nội.

Tính từ đầu năm 2021 đến nay, thành phố đã tổ chức tiêm được 210.868 mũi tiêm vắc-xin cho 201.524 người (chiếm 2,4% dân số), chủ yếu là các lực lượng tuyến đầu chống dịch, công nhân tại các khu công nghiệp và các đối tượng ưu tiên khác theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ.

Nhằm triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên quy mô lớn để chủ động phòng chống dịch, TP đã xây dựng Phương án tổ chức chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 với mục tiêu nhanh nhất, trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo an toàn.

Về tình hình kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm khởi sắc khá rõ nét so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, GRDP Quý II tăng trưởng 6,61% góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung 6 tháng đạt 5,91%, cao hơn mức tăng chung cả nước (5,64%) và cao hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2020 (2,92%). Duy trì không đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng 22,3%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 7,2%; 13.172 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4%, 5.821 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 79%. Tổng thu NSNN trên địa bàn là 125.562 tỷ đồng, đạt 53,3% dự toán Trung ương giao, bằng 107,7% so với cùng kỳ.

UBND TP cũng kiến nghị một số nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 5 - Vùng Thủ đô; các tuyến đường sắt đô thị; kiến nghị về lĩnh vực Quy hoạch; Bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành Cổ Loa theo các cam kết của Chính phủ với UNESCO về công tác thống nhất quản lý về di tích và di vật.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, từ đầu năm đến nay, mặc dù trong điều kiện rất khó khăn do tác động của dịch Covid-19, nhưng Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực, thành tích rất cơ bản, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô tập trung thực hiện. Trong đó, cần xác định nhiệm vụ ưu tiên số một là phòng, chống dịch Covid-19, coi bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng người dân là trên hết, trước hết; phát huy tối đa ý chí tự lực, tự cường, “chống dịch như chống giặc”; quyết tâm bảo vệ Thủ đô không để dịch diễn biến xấu.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, các biện pháp đã ban hành, chỉ đạo thực hiện phải được tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kết hợp với tuyên truyền sâu rộng tạo đoàn kết, đồng thuận, niềm tin trong nhân dân để đồng tâm, hiệp lực đẩy lùi dịch bệnh. Nơi nào có ca nhiễm mới phải tập trung tấn công, phong tỏa, cách ly, dập dịch; nơi nào an toàn phải duy trì chặt chẽ các biện pháp phòng thủ gắn với tổ chức sản xuất, kinh doanh.

“Hà Nội phải có kịch bản cao hơn để phòng trước; bảo vệ bằng được các khu công nghiệp; tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng, hạn chế tối đa ca tử vong; bảo đảm các dòng cung ứng lương thực, thực phẩm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu quân đội phải vào cuộc để bảo đảm lưu thông hàng hóa, nhu cầu tối thiểu của người dân. Công an phải kiểm soát chặt các điểm cách ly, tuân thủ nghiêm của người dân.

Ngoài coi trọng phát triển văn hóa, Hà Nội phải làm thật tốt nhiệm vụ huy động nguồn lực để phát triển, gồm cả nội lực và ngoại lực, nguồn lực tinh thần và vật chất; tiếp tục quan tâm chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với đó là đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cá thể hóa trách nhiệm; tạo điều kiện cho từng cơ quan, đơn vị chủ động, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ; kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm mọi nhiệm vụ, giải pháp được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả cao nhất.

Đồng chí Phạm Minh Chính tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đồng lòng, quyết tâm của cán bộ, nhân dân, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tốt “mục tiêu kép” và các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác, góp phần vào thành tích chung của cả nước.

PHẠM HẰNG

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.