Tuyển sinh đại học năm 2021: Thấy gì từ kết quả thay đổi nguyện vọng?

Chia sẻ

Kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng năm 2021, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, tổng số thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học là 358.659, chiếm 45,09% số thí sinh đăng ký xét tuyển (795.353 thí sinh), tăng 84.500 nguyện vọng. Những con số này sẽ dự báo gì về cơ hội trúng tuyển đại học của thí sinh năm nay?

Việc tăng số lượng nguyện vọng dự báo không làm thay đổi ngưỡng điểm chuẩn vào một số trường đại học năm 2021.(Ảnh minh họa: SV đại học Đông Á)Việc tăng số lượng nguyện vọng dự báo không làm thay đổi ngưỡng điểm chuẩn vào một số trường đại học năm 2021.(Ảnh minh họa: SV đại học Đông Á)

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng trường đại học (ĐH) Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cho biết, năm nay số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển trước khi điều chỉnh là 3.835.720, sau khi điều chỉnh là 3.920.375. Như vậy, sau thời gian điều chỉnh đã có 84.655 nguyện vọng tăng thêm. Nguyên nhân do hai tình huống, một là lượng thí sinh có kết quả điểm thi THPT cao hơn mong đợi thay đổi nguyện vọng để đăng ký vào những ngành/trường có mức chuẩn cao hơn. Tuy nhiên, cũng có những thí sinh sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT chưa tốt như mong đợi đã điều chỉnh sang ngành/trường khác dự báo điểm chuẩn thấp hơn để tăng cơ hội trúng tuyển.

Theo PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại Thương, việc tăng thêm hơn 84.000 nguyện vọng sau đợt điều chỉnh nguyện vọng sẽ không làm ảnh hưởng tới cơ hội được xét tuyển vào ĐH theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của các thí sinh do các nguyện vọng này đều có giá trị như nhau. Thí sinh đỗ nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên phía trên sẽ không được xét tuyển theo các nguyện vọng sau nữa. Bên cạnh đó, thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức khác (như xét tuyển theo chứng chỉ ngoại ngữ…) sau khi làm thủ tục nhập học sẽ được đưa ra khỏi hệ thống, nên không tiếp tục cạnh tranh với các thí sinh xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.

Tương tự, theo TS Lê Đình Nam, Phó trưởng phòng phụ trách tuyển sinh sau đại học, ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh không nên lo lắng về số lượng nguyện vọng tăng lên mà yếu tố ảnh hưởng tới mức điểm chuẩn chính là chất lượng của các nguyện vọng như thế nào. Nếu số lượng nguyện vọng vào một ngành tăng lên nhưng mức điểm của các thí sinh đều thấp như nhau thì điểm chuẩn sẽ không tăng và ngược lại.

PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, trường ĐH Ngoại Thương cho biết, năm 2020, thí sinh đăng ký theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT vào trường chiếm khoảng 50% số thí sinh, năm nay giảm còn 30%. Với mức điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo mức điểm chuẩn sẽ có thay đổi theo khối thi. Chẳng hạn, khối D có điểm tiếng Anh cao, nhiều thí sinh có mức điểm từ 27 điểm trở lên tăng hơn năm trước nhưng ngược lại, với khối A0, số lượng thí sinh có ngưỡng điểm từ 27,5 điểm lại giảm đi nên sẽ ảnh hưởng tới mức điểm chuẩn.

Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh về cơ bản điểm chuẩn của trường năm nay sẽ giữ ổn định.

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD- ĐT, từ ngày 13-15/9, Bộ GD-ĐT cùng hội đồng tuyển sinh của các nhà trường sẽ thực hiện việc xét tuyển và lọc ảo theo phương thức trực tuyến. Trước 17h ngày 16/9, các trường sẽ nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Đây sẽ là đợt xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT quan trọng nhất vì có nhiều học sinh tham gia và nhiều trường ĐH xét tuyển nhất. Sau ngày 26/9, thí sinh chưa trúng tuyển có thể tiếp tục đăng ký xét tuyển vào những trường còn xét tuyển bổ sung.

Tuy nhiên, theo TS Lê Đình Nam, Phó trưởng phòng phụ trách tuyển sinh sau đại học, ĐH Bách khoa Hà Nội, thông thường, các trường đại học top đầu sẽ không tuyển sinh bổ sung.

THÁI ANH

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…