Chưa nên cho trẻ đi học trở lại khi chưa triển khai tiêm vắc-xin

Chia sẻ

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 25/10, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV đại học Y Hà Nội (đoàn Bình Định) cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, khi chưa tiêm phủ được vắc-xin cho trẻ em thì không nên mở cửa trường mà vẫn duy trì việc học trực tuyến với các cấp.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, với học sinh THPT, sau khi tiêm xong chúng ta có thể mở cửa trường học trở lại, cho học sinh đi học để chuẩn bị kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Với học sinh cấp 2 thì tùy theo tình hình, khi số lượng gia đình được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 khoảng 60-70% thì có thể mở cửa lại toàn bộ. Đối với học sinh tiểu học, việc học trực tuyến gặp nhiều khó khăn nên sau khi thực hiện tiêm phủ cho các cấp học trên và gia đình thì có thể đi học trực tiếp trở lại.

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu trao đổi tại hành lang Quốc hội.PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu trao đổi tại hành lang Quốc hội. (Ảnh: T.H)

"Không thể nào để tình trạng trường học cứ mở vài tuần xong lại đóng, không ổn định. Ví dụ như vừa qua một số địa phương như Phú Thọ cho học sinh đi học trở lại, trong lớp học có vài ca lây nhiễm đến cả lớp, khiến trường học lại phải đóng cửa, học trực tuyến. Do đó, quan trọng nhất ở đây là phải tìm mọi cách để phủ vắc-xin cho các em" - PGS.TS Hiếu nói.

Cũng theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, việc tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ em cần dựa cả vào khoa học lẫn điều kiện của xã hội. Nhóm người trẻ được chọn tiêm nên ở độ tuổi 16 - 18 là học sinh cấp THPT vì ở tuổi này các em đã phát triển cơ thể hoàn chỉnh, nguy cơ mắc bệnh cũng như chuyển biến nặng cũng gần như tương đương người trẻ trên 18 tuổi. Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, theo PGS Hiếu nên thực hiện tiêm những trường hợp có yếu tố nguy cơ như bị béo phì, bệnh nền... Còn các trường hợp khác nên dựa vào nguyện vọng, nhu cầu của gia đình.

Riêng đối với trẻ trong độ tuổi từ 1-3, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho rằng chưa nên triển khai tiêm. "Trên thế giới hiện nay, việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12 - 18 đã thống nhất và có bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ. Với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội. Bản thân tôi khi công tác ở Bình Dương cũng đã thống kê, tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi bị nhiễm bệnh và chuyển nặng rất ít, chủ yếu là các cháu bị bệnh nền. Đối với học sinh THPT thì khả năng mắc bệnh không khác so với người 18 - 19 tuổi", PGS Hiếu thông tin thêm.

Trả lời câu hỏi, ở Hà Nội, khi nhiều vùng ngoại thành là vùng xanh, không hề có ca nhiễm nhưng địa phương vẫn bắt học sinh học trực tuyến, PGS.TS Hiếu chỉ rõ, nếu Hà Nội mở cửa lại trường học mà có ca dương tính lại đóng thì rất khó, khổ cho học sinh. "Chúng ta nói Hà Nội là "vùng xanh" nhưng khó có thể xanh khi xã hội đã mở cửa, sống cùng với Covid-19 thì bất cứ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Việc nhiễm ở ngoài cộng đồng số lượng ít, chúng ta vẫn có kế hoạch cách ly, khoanh vùng diện hẹp và điều trị. Nhưng một trường học rất khó bởi các cháu học tập trung với nhau nên tôi vẫn mong tiêm sớm và nếu dồn sức chỉ cần 1 tuần là tiêm được hết cho học sinh THPT ở Hà Nội. Khi tiêm đủ, có thể mở cửa cho các bạn đi học trở lại" - PGS.TS Hiếu cho hay.

THẢO HƯƠNG (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.