Giá xăng tăng, cần điều chỉnh giảm thuế và thuế nhập khẩu

Chia sẻ

Cuối tháng 10/2021, giá xăng đã tăng lên mức 24.430 đồng/lít, đây là mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Việc này đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 27/10 về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng; Nền kinh tế của nước ta còn đang rất khó khăn. Nếu giá xăng dầu (là giá đầu vào của rất nhiều hoạt động kinh tế xã hội) cao sẽ dễ tác động đến các lĩnh vực khác, không tốt cho nền kinh tế nói chung. Do đó, việc đề xuất có biện pháp để kiềm chế giá xăng không tăng lên quá cao là điều cần thiết. Bình ổn giá xăng dầu để phục hồi kinh tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, ngoài chính sách hiện nay là quỹ bình ổn, có thể ngừng trích lập quỹ và chi sử dụng, thì công cụ để kiểm soát giá mà Nhà nước có thể tính đến là quản lý là thuế, phí. Trong bối cảnh giá tăng thì cần phải điều chỉnh giảm thuế và thuế nhập khẩu hoặc thậm chí về thuế về môi trường cũng tạm thời duy trì ở mức hợp lý. Như thế sẽ kịp thời hơn. "Nhiều ngành đã chịu tác động rất lớn do dịch bệnh, giờ chịu thêm tác động kép của giá xăng dầu như giao thông vận tải, du lịch… thì cần phải ổn định giá xăng dầu để phục vụ cho phục hồi kinh tế” - đại biểu Cường nêu quan điểm.

Theo đại biểu Cường, công cụ để điều chỉnh về giá trị phải sử dụng công cụ Nhà nước mình đang quản lý là công cụ thuế. Trong bối cảnh giá tăng thì cần phải điều chỉnh giảm thuế và thuế nhập khẩu hoặc thậm chí về thuế về môi trường cũng tạm thời duy trì ở mức hợp lý. Như thế sẽ kịp thời hơn. "Trong bối cảnh nền kinh tế của ta hiện nay, mức chịu đựng của các doanh nghiệp khó khăn. Chúng ta đang cần phải phục hồi nền kinh tế. Nếu giá xăng dầu tăng cao, tăng nhanh thì sẽ đẩy theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác. Đặc biệt là những lĩnh vực như giao thông vận tải đang bị tác động ảnh rất nặng của xăng dầu" - đại biểu Cường nói.

Vì vậy, đại biểu Cường cho rằng, thời điểm hiện tại, rất cần phải giữ được ổn định giá xăng dầu. Việc này sẽ rất tốt cho việc phục hồi và kiềm chế được tình trạng tăng giá của các ngành khác, giữ lạm phát.

Đồng quan điểm với đại biểu Hoàng Văn Cường, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng cho rằng, giá xăng dầu là nguyên liệu đầu nhiều ngành, nên giá tăng sẽ ảnh hưởng quá trình phục hồi kinh tế. Khi giá đầu vào tăng thì giá đầu ra cũng tăng, dẫn tới cầu sẽ giảm sẽ ảnh hưởng đến những yếu tố như tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Theo đại biểu Lâm, các chính sách điều hành cần đảm bảo sự minh bạch, phù hợp với thị trường và có thể “xem xét điều chỉnh chính sách thuế hợp lý công bằng là cần thiết”. “Chính phủ nỗ lực điều tiết giá xăng dầu, hiện nay còn sử dụng quỹ bình ổn giá để kiềm giá, giữ ổn định vĩ mô kiểm soát lạm phát nhưng ở mức độ nhất định thì phải tính toán, còn không loại trừ biện pháp nào” - ông Lâm cho hay.

Đại biểu Trần Văn Lâm cũng đề nghị để tạo dư địa cho phát triển, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thì chính sách thuế phí có thể tính đến như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản phí. Tuy nhiên, đại biểu Lâm cũng cho rằng, vấn đề này cần phải được tính toán căn cơ, bài bản lâu dài chứ không phải chạy theo biến động thị trường. Cũng bởi, nếu chính sách biến động quá nhiều, có sự thay đổi và điều chỉnh nhiều thì có thể bất lợi chung đến việc đảm bảo ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành cần phải tổng thể giải pháp, phải có nhiều công cụ linh hoạt để điều tiết nền kinh tế, vận dụng hài hòa từng điều kiện và bối cảnh” - đại biểu Lâm đề nghị.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tăng trưởng kinh tế vượt kịch bản, 6 tháng đầu năm đạt 7,63%

Hà Nội tăng trưởng kinh tế vượt kịch bản, 6 tháng đầu năm đạt 7,63%

(PNTĐ) - Sáng 8/7, tại Kỳ họp thứ 25, trình bày báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tăng trưởng kinh tế vượt kịch bản, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng 7,63%.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài:  Siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đề cao trách nhiệm người đứng đầu

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đề cao trách nhiệm người đứng đầu

(PNTĐ) - Sáng 8/7, phát biểu tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 (Kỳ họp thứ 25) của HĐND TP Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài đề nghị HĐND, UBND các cấp siết chặt kỷ luật, kỷ cương và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Khai mạc kỳ họp thứ 25: HĐND TP Hà Nội xem xét quyết nghị cụ thể hoá các quy định của Luật Thủ đô

Khai mạc kỳ họp thứ 25: HĐND TP Hà Nội xem xét quyết nghị cụ thể hoá các quy định của Luật Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 8/7, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 25, kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 để xem xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.