Vi phạm xây dựng tại phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, hà nội):

Chính quyền vào cuộc, vi phạm vẫn tồn tại?

Bài và ảnh: HOÀNG VIỆT
Chia sẻ

(PNTĐ) -Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga ở số 13 Hàng Đào, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phản ánh việc một hộ dân ở cùng số nhà, thuê căn hộ của Nhà nước nhưng tự ý cơi nới, trổ thêm ban công, làm thêm tầng… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các hộ dân xung quanh. Mặc dù chính quyền sở tại đã vào cuộc, song đến nay vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.

Chính quyền vào cuộc, vi phạm vẫn tồn tại? - ảnh 1
Bà Nga chỉ về công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại.

Theo đơn gửi đến Báo Phụ nữ Thủ đô, ngày 22/11/2022, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga phát hiện hộ gia đình vi phạm xây dựng nêu trên đang sinh sống tại tầng 2, số nhà 13 Hàng Đào - đang tập kết vật liệu xây dựng, thi công sửa chữa, cơi nới trên diện tích tầng 2, chừng 20m2.

Bà Nga cho biết, chủ căn hộ này đã sửa chữa, làm ban công nhô ra khoảng không tầng trung, ở phía tường kế bên, làm kết cấu thép nhô ra tại vị trí chiếu nghỉ (thuộc khu vực cầu thang chung nối các nhà). Thêm nữa, chủ căn hộ này còn tiếp tục sửa chữa gia cố, làm thêm ban công quây thành phòng ở; cơi nới toàn bộ khoảng không gian chung của nhiều hộ gia đình để tạo thêm tầng che mái tôn. Gian nhà tầng 2 bằng gỗ, chừng 20m2 đã được cơi nới rộng đến hơn 30m2 và tăng thêm tầng 3; trong khi căn hộ tầng 1 chỉ vỏn vẹn 9m2, nhà xây đã lâu năm, không có móng, dựa trên tường chung của số nhà 13 Hàng Đào… 

“Ngay sau khi phát hiện căn hộ trên tầng 2 cải tạo, sửa chữa, chúng tôi đã đến UBND phường Hàng Đào phản ánh sự việc. Cán bộ phường đã đến lập biên bản kiểm tra và xác nhận hiện trạng vi phạm. Việc vi phạm trật tự xây dựng trên không chỉ làm phá vỡ quy hoạch, lấn chiếm không gian chung, mà còn gây bức xúc với các hộ dân xung quanh”, bà Nga bức xúc nói.

Nhận được phản ảnh của hộ dân, phóng viên Báo Phụ nữ Thủ đô đã trực tiếp làm việc với cán bộ có trách nhiệm của phường Hàng Đào, được biết, ngày 28/11/2022, UBND phường đã thành lập tổ xác minh tố cáo của công dân. Ngày 15/2/2023, UBND phường ban hành kết luận về nội dung tố cáo hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại căn hộ tầng 2, số 13 Hàng Đào của bà Chu Thị Kim Oanh.

Theo Công văn số 05/XNNHK-QLN ngày 5/1/2023 của Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà Hoàn Kiếm, nhà số 13 Hàng Đào thuộc diện nhà vắng chủ, có diện tích là 191,3m2 do Nhà nước ký hợp đồng cho một cơ quan và 4 hộ dân thuê gồm: Phần diện tích mặt tiền phố số nhà 13 Hàng Đào và 4 hộ dân. Với phần diện tích của gia đình bà Chu Thị Kim Oanh, hiện Xí nghiệp không ký hợp đồng thuê nhà và thu tiền thuê nhà vì diện tích này do tư nhân quản lý. Qua tra cứu hồ sơ lưu trữ, hiện tại, bà Oanh đang sử dụng tầng 2 có diện tích 34,6m2 và tầng 3 diện tích 30,9m2.

Kết luận nêu: Nội dung tố cáo liên quan đến việc hộ gia đình bà Oanh tiến hành xây dựng, sửa chữa không có giấy phép, làm ô văng ban công trên khoảng không gian thông tầng chung tại vị trí chiếu nghỉ tầng 2, kết cấu thép; làm ô văng ban công tại tầng 3 trên khoảng không gian thông tầng; làm ban công quây thành phòng tại tầng 3; ngoài ra, bên phía ngoài căn hộ còn có hoạt động sửa chữa, cải tạo, trát tường, làm cầu thang sắt… là có cơ sở.

Tại kết luận của UBND phường Hàng Đào, nội dung bà Nga tố cáo hộ gia đình bà Oanh từ gian nhà tầng 2 gỗ xấp xỉ 20m2, nay đã cơi nới có diện tích 30m2 tại tầng 2, và thêm tầng 3 trên nóc của hộ tầng 1 là 9m2 cũ không có móng, dựa trên tường chung của số 13 Hàng Đào… là “không có cơ sở” để xử lý và vi phạm là do lịch sử để lại. 

Tuy nhiên, đáng chú ý là căn cứ để đưa ra kết luận này, UBND phường Hàng Đào chỉ dựa vào thông tin được các hộ dân sinh sống tại số 13 Hàng Đào và gia đình bà Oanh cung cấp. Qua kết quả xác minh, UBND phường Hàng Đào giao các lực lượng chức năng hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm. Trước đó, ngày 14/2/2023, Đội Quản lý Trật tự xây dựng - Đô thị quận Hoàn Kiếm đã có văn bản báo cáo sự việc lên UBND quận Hoàn Kiếm và đề nghị UBND phường Hàng Đào chỉ đạo cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng kiểm tra, xác minh và thiết lập hồ sơ vi phạm về trật tự xây dựng; giải quyết kịp thời tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính; thường xuyên kiểm tra, giám sát không để phát sinh vi phạm trật tự xây dựng, tăng cường tuyên truyền vận động các hộ dân có liên quan đảm bảo an ninh trật tự.

Với kết luận trên của UBND phường Hàng Đào, bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga khẳng định là “chưa thỏa đáng”. Hơn nữa, vi phạm tồn tại ngang nhiên, hộ này vi phạm được thì rất có thể hộ khác sẽ vi phạm theo…”.

Từ sự việc trên, cho thấy vấn đề vi phạm trật tự xây dựng hết sức phức tạp, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có căn cứ, vận dụng đúng quy định để xử lý; không nên để nhờn luật hoặc xử lý thiếu dứt điểm, chưa đủ sức răn đe, gây bức xúc kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ “mọc” thêm những vi phạm tương tự.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.