Điện tử xèng biến tướng “cờ bạc”

Chia sẻ

PNTĐ-Thời gian vừa qua, trên địa bàn quận Cầu Giấy xuất hiện nhiều máy điện tử xèng - những biến tướng cờ bạc, thu hút tuổi học sinh.

 
Thời gian vừa qua, trên địa bàn quận Cầu Giấy xuất hiện nhiều máy điện tử xèng - những biến tướng cờ bạc, thu hút tuổi học sinh. Đáng nói, trong khi tại trụ sở công an các phường còn chưa kịp tiêu hủy máy điện tử xèng trái phép đã bị thu giữ trước đó thì các chủ kinh doanh lại ngang nhiên đặt thêm nhiều máy khác ở những địa điểm cũ hoặc tại địa bàn. 
 
Điện tử xèng biến tướng “cờ bạc” - ảnh 1
Quán điện tử xèng trên phố Hoa Bằng, P. Yên Hòa 

 
Điện tử xèng: Thắng ít, thua nhiều 
 
Điện tử xèng là một cỗ máy có vỏ bằng gỗ, bên trong là hệ thống vi mạch và đèn led. Trên màn hình có các ô để đặt cửa với nhiều mức đặt cược khác nhau như đặt 1 ăn 2, ăn 5, ăn 10. Người chơi đặt cược bằng xèng, giá mỗi xèng là 2.000 đồng. Người chơi đặt cược vào ô nào, nếu đèn báo vào ô đó thì ăn, còn nếu không thì sẽ mất số xèng đặt vào ô đó. Người chơi thắng có thể quy đổi thành tiền số xèng đó cho chủ. 
 
Gần đây, tại các quán điện tử xèng còn xuất hiện một loại máy mới hình mâm tròn. Cơ chế hoạt động của loại máy điện tử này như trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu” với 8 ô xung quanh dành cho 8 người chơi. Ở mỗi ô đều có hình các loại động vật như sư tử, thỏ, khỉ… và kèm theo mức đặt cược. Trong quá trình chơi, kết thúc vòng quay, đèn sáng nhấp nháy dừng ở con vật nào thì người chơi ăn tiền theo mức đặt cược ở con đó. Mức cao nhất là mức lãi gấp 90 lần, nếu đèn dừng ở hình đầu sư tử vàng. Với cơ chế hoạt động của loại máy điện tử xèng “đời mới” này đang biến tướng thành cờ bạc, khi người chơi không dùng xèng mà mua điểm rồi sau đó sẽ đặt điểm tại cửa chơi. Nếu thắng và muốn dừng chơi, người chơi chỉ cần gọi nhân viên quy đổi lại từ điểm sang tiền mặt.
 
Nhiều người chơi điện tử xèng lầm tưởng, họ chỉ cần nhét đồng xèng vào khe (hoặc đặt điểm) còn thắng hay thua thì do máy quyết định, thế nhưng sự thật lại không phải như vậy. Thượng tá Nguyễn Đức Minh, Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy cảnh báo, tất cả các trường hợp chơi điện tử xèng thì tỷ lệ thua là nhiều, nếu thắng chỉ được 20-30%. Đáng nói, số lần thắng rất ít này chỉ nhằm mục đích lôi kéo vì máy đã lập trình sẵn một cách tinh vi.
 
Chính vì thế, nhiều người chơi đã sập bẫy của thứ cờ bạc đội lốt trò chơi điện tử này. Đơn cử như mới đây, phóng viên báo Phụ nữ Thủ đô nhận được phản ánh của phụ huynh một học sinh THPT ở phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) về việc con em họ bị đánh đập dã man tại cửa hàng điện tử xèng số 79 Cầu Giấy. Nguyên nhân do học sinh này vay tiền chủ điện tử xèng để mua điểm đặt cửa chơi. Sau vài lần thắng, học sinh nay càng ham, quyết định vay tiền để mua điểm nhiều hơn, đặt cửa lớn hơn. Sau vài lần thua liên tiếp, cậu đã phải gánh số nợ hàng chục triệu đồng, không có khả năng hoàn trả.
 
Theo phản ánh của vị phụ huynh này thì các quán điện tử xèng trên địa bàn quận Cầu Giấy mọc lên như nấm. Cụ thể tại các địa chỉ như 158, 174, 138, ngõ 35 Hoa Bằng, các quán xèng số 24, 35 (ngõ 79 Cầu Giấy), quán số 2, 9, 28, 42 (ngõ 68 Cầu Giấy), ngõ 79 Dương Quảng Hàm, số 31, 37, 45, 51, 62, khu tập thể Dược, ngõ 58 Nguyễn Khánh Toàn. 
 
Cần quyết liệt trong công tác xử lý 
 
Theo số liệu từ Công an phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, ngày 19/4/2018, kiểm tra thu giữ tại địa chỉ số 152 Hoa Bằng và số 64 ngõ 381 Nguyễn Khang là 6 máy; ngày 24/5/2018, kiểm tra thu giữ tại địa chỉ số 12 ngõ 259 Yên Hòa, số 34, phố Hoa Bằng và ngõ 79 Cầu Giấy là 9 máy.
 
Còn theo thông tin từ Trung tá Hoàng Tiến Thành, trưởng công an phường Quan Hoa, ngày 24/5/2018 Công an phường thu giữ 4 máy điện tử xèng tại số 63, ngõ 58 Nguyễn Khánh Toàn.
 
Mặc dù được cơ quan chức năng khẳng định đã thu giữ máy điện tử xèng nhưng theo khảo sát của phóng viên vào những ngày cuối tháng 5, tại một số địa chỉ kinh doanh điện tử xèng vẫn xuất hiện thêm máy mới hoặc hoạt động theo hình thức kín đáo hơn, máy được đẩy sâu vào góc phòng lờ mờ ánh sáng. Đây là thời điểm học sinh các trường rục rịch nghỉ hè thì việc vẫn chưa xử lý triệt để các quán điện tử xèng khiến nhiều người lo ngại trò chơi này sẽ còn gây nhiều hậu quả đau lòng cho con em họ. Trả lời về vấn đề này, Thượng tá Nguyễn Đức Minh cho biết, trong tháng 6, 7/2018, Quận sẽ tiếp tục chỉ đạo các phường ra quân, thu giữ và tiêu hủy các máy điện tử xèng vẫn còn lén lút hoạt động trên địa bàn.
 
Tuy nhiên, trong quá trình xử lý, cơ quan chức năng cũng như chính quyền địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn.  Phó Chủ tịch UBND phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) Trần Hải Yến cho biết, đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa được tiếp cận các văn bản quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh với loại hình trò chơi điện tử xèng, cũng như chưa có chế tài xử lý cụ thể.
 
Hà My

Tin cùng chuyên mục

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

Người dân Triều Khúc lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

(PNTĐ) - Người dân thôn Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) vừa trải qua một tuần thiếu nước sinh hoạt. Để tiết kiệm nước, họ phải tận dụng cả nước rửa rau để rửa bát, thậm chí không dám tắm hàng ngày vì lo ngại nguồn nước có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

Làm thế nào để bảo vệ tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng?

(PNTĐ) - Vụ việc một khách hàng bị “bốc hơi” 58 tỷ đồng tại Ngân hàng MSB vẫn đang là câu chuyện nóng hổi, khiến nhiều người có tiền gửi tiết kiệm hoang mang. Và, làm thế nào để bảo vệ tiền gửi tại ngân hàng (nơi được cho là an toàn nay bỗng nhiên trở nên rủi ro) là chủ đề đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay.
Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

Hàng trăm người dân “khát” nước sạch vì dự án treo

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, tại xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội, hàng trăm người dân sinh sống ở khu vực Nông trường dứa Suối Hai và thôn Phú Mỹ C không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Dù đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành song tình trạng “khát” nước sạch vẫn chưa được giải quyết, khiến cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn.
Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.