Xử phạt hàng trăm bãi gửi, trông giữ xe trái phép trong năm 2021

Chia sẻ

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, trong năm 2021, Thanh tra Sở đã phối hợp với Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP, Thanh tra Sở Tài chính... tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm với các hành vi gây mất mỹ quan đô thị, chiếm dụng lòng đường, hè phố hoặc trông giữ xe trái phép.

Theo đó, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với 3.100 trường hợp, phạt tiền hơn 4 tỷ 698 triệu đồng. Trong đó, 471 trường hợp vi phạm về trông giữ phương tiện, 2.629 trường hợp mắc lỗi vi phạm dừng, đỗ xe trái quy định. Đáng chú ý, Thanh tra Sở đã xử lý hàng trăm trường hợp chiếm dụng trái phép lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện. Cụ thể, với hành vi chiếm dụng trái phép hè phố để trông giữ phương tiện, có 155 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt là 731 triệu đồng.

Hành vi hoạt động bãi khai thác đỗ xe khi chưa được cơ quan Nhà nước cho phép có 166 trường hợp, phạt tiền trên 1 tỷ đồng. Riêng trong năm 2021, Thanh tra Sở đã ban hành 105 văn bản gửi các quận, huyện đề nghị giải tỏa và chống tái vi phạm.

Xử phạt hàng trăm bãi gửi, trông giữ xe trái phép trong năm 2021 - ảnh 1

Cùng đó, để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động trông giữ phương tiện, Thanh tra Sở đã kiến nghị Sở GTVT Hà Nội báo cáo UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, rà soát, xem xét cấp giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân để tạm thời tổ chức trông giữ phương tiện tại các khu đô thị, chung cư, trung tâm thương mại, khu đất trống, đất dự án chậm triển khai đảm bảo các điều kiện về trật tự ATGT, phòng, chống cháy nổ, đáp ứng nhu cầu đỗ, gửi xe của người dân trên địa bàn thành phố.

P.V

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

Hàng trăm hộ dân kêu cứu

(PNTĐ) - Hàng trăm hộ dân ở hai xã Phú Sơn và Thái Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội rơi vào cảnh sống khó khăn do bị “mắc kẹt” bởi Dự án đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1) chậm tiến độ, chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Hơn 13 năm nay, người dân, cử tri đã nhiều lần “kêu cứu”, chính quyền địa phương cũng đã có kiến nghị. Song cho đến nay, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

Bao giờ mới được “tháo gông” dự án treo?

(PNTĐ) - 16 năm nay, hàng nghìn hộ dân ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất vẫn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ, mắc kẹt trong chính mảnh đất ở, thửa ruộng của mình vì nằm trong quy hoạch Dự án Khu đô thị Tiến Xuân do Công ty TNHH MTV Sudico làm chủ đầu tư...
Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

Cần giải quyết dứt điểm việc bán đất trái thẩm quyền!

(PNTĐ) - Gần 22 năm trước, theo thông báo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Nho ở thôn Cát, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cùng 4 hộ gia đình trong thôn đã mua đấu giá 6 thửa đất ở khu Gốc Vờm, Giếng Đá, Gò Bãi, các vị trí đất xen kẹt, giáp khu dân cư với mục đích để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền mua đất, nộp thuế hàng năm, đến năm 2022, gia đình bà Nho xây dựng nhà thì lại bị chính quyền đình chỉ.
Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

Nhiều hộ dân kêu cứu vì giá đền bù quá thấp

(PNTĐ) - Khi Dự án đường vành đai Khu công nghệ cao Hòa Lạc tuyến số 2 đi qua địa bàn 2 thôn Long Phú và Hòa Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai triển khai, hàng chục hộ dân có nhà ở trong diện bị thu hồi trở nên hoang mang, lo lắng, bức xúc và kêu cứu đến các cơ quan chức năng vì giá đền bù quá rẻ như mất trắng.