Đoàn viên, thanh niên là trung tâm, chủ thể thực hiện Nghị quyết 57

MC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy kêu gọi đoàn viên, thanh niên nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy; hăng hái học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng số; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trung ương Đoàn vừa tổ chức Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết số 57-NQ/TƯ của Bộ chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu khẩn trương, nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 57-NQ/TƯ trong toàn Đoàn.

Đoàn viên, thanh niên là trung tâm, chủ thể thực hiện Nghị quyết 57 - ảnh 1
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy quán triệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, Đảng, Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá hàng đầu, động lực chính để phát triển đất nước.

Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TƯ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xác định 5 nhóm giải pháp trung tâm, 57 nội dung, giải pháp cụ thể. Trong đó, đoàn viên, thanh niên phải là trung tâm, chủ thể. Các cấp bộ Đoàn là người đôn đốc, tạo điều kiện thực hiện.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn yêu cầu các đơn vị tập trung giải pháp trọng tâm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, tăng cường giáo dục định hướng cho thanh thiếu nhi về chuyển đổi số quốc gia; nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho thanh niên, hình thành thói quen ứng dụng chuyển đổi số trong mọi hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của thanh thiếu nhi.

Bên cạnh đó, Bí thư Đoàn các cấp chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động của Đoàn với các mục tiêu được lượng hóa cụ thể; giao trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá; định kỳ đo lường, công bố công khai kết quả; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên kết quả thực hiện. Đặc biệt, các đơn vị cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của Đoàn”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh.

5 nhóm giải pháp trung tâm trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Đoàn gồm:

1.Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, tăng cường giáo dục định hướng tạo khí thế mới trong thanh thiếu nhi về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

2.Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hệ thống tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp, trong học tập, lao động, công tác; chú trọng phát huy vai trò của cán bộ Đoàn, Hội, Đội

3.Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh thiếu nhi tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh

4.Phát huy vai trò của thanh thiếu nhi trong khoa học công nghệ, chuyển đổi số; kết nối mạng lưới tài năng trẻ góp phần thu hút, phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

5.Tích cực tham gia giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của tổ chức Đoàn

 
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

(PNTĐ) - Luật Dữ liệu (Luật số 60/2024/QH15) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật này quy định về dữ liệu số, bao gồm xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý và sử dụng dữ liệu số, cùng các quy định liên quan đến Trung tâm dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia. Có thể nói, lần đầu tiên Việt Nam có một bộ công cụ pháp lý đồng bộ cho dữ liệu, vừa kịp thời, vừa đúng thời điểm.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.
Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

(PNTĐ) - Hàng giả, hàng nhái đang ngày càng trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý và tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Trước thực trạng này, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trở thành một yêu cầu cấp thiết, có vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

(PNTĐ) - Một báo cáo mới công bố của Ủy ban UNESCO Đức có tên "Approaches to an ethical development and use of AI in the Cultural and Creative Industries" (tạm dịch: Định hướng phát triển và ứng dụng AI một cách có đạo đức trong công nghiệp văn hóa – sáng tạo) đã cảnh tỉnh rằng AI - nếu không được kiểm soát bằng những nguyên tắc đạo đức và pháp lý rõ ràng, có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền sáng tạo, bản sắc văn hóa và sinh kế của hàng triệu người làm nghệ thuật trên toàn cầu.