Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 6/11, Tập đoàn Google, Công ty Temasek và Công ty Bain & Company đã công bố Báo cáo Nền Kinh tế Số Đông Nam Á lần thứ 8.

Bản báo cáo này cập nhật xu hướng kinh tế số của sáu quốc gia gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Báo cáo Kinh tế Số khu vực Đông Nam Á (e-Conomy SEA report) là công trình nghiên cứu hàng năm do Google và Temasek khởi xướng từ năm 2016. Riêng từ năm 2019, Bain & Company bắt đầu tham gia với tư cách là đối tác nghiên cứu chính.

Báo cáo cho thấy, bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực vẫn tiếp tục tăng và dự kiến đạt 218 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Báo cáo Nền Kinh tế Số Đông Nam Á lần thứ 8 nêu bật doanh thu từ nền kinh tế số của ASEAN có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay.

Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số - ảnh 1
Nền kinh tế số của ASEAN có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay.

Đáng chú ý, theo Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm thứ hai liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines).

Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025.

Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.

Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.

Trong đó, ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD.

Báo cáo thể hiện, các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam bao gồm ngành Vận tải và Thực phẩm (Dịch vụ Giao đồ ăn) và Truyền thông Trực tuyến. Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.

Lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam tăng 11% trong giai đoạn 2022 - 2023, dự kiến GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng kép hàng năm tới 15% trong giai đoạn 2023 - 2025.

Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số - ảnh 2
Việt Nam đang trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về Thanh toán Số

Thanh toán số bùng nổ

Báo cáo Nền Kinh tế Số ASEAN của Google, Temasek và Bain & Company thực hiện cũng đề cập sự bùng nổ thanh toán Số tại Việt Nam.

Theo đó, dịch vụ Tài chính Kỹ thuật Số (DFS) tăng trưởng nhanh chóng so với mức tăng trưởng ban đầu và Việt Nam có mức thanh toán Kỹ thuật Số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2023.

Sự chuyển đổi không thể đảo ngược từ hành vi ngoại tuyến sang trực tuyến (offline-to-online) tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng Dịch vụ Tài chính Kỹ thuật số (DFS) phát triển.

Trong khi tỷ lệ áp dụng Thanh toán Số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%, Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về Thanh toán Số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tiếp tục phát triển ở mức 13% CAGR trong giai đoạn 2023 - 2025.

Giới phân tích nhấn mạnh, thanh toán Số tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại và sự phổ biến của mã QR. Xu hướng này được dự báo sẽ tăng tốc khi Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng

Theo báo cáo, Việt Nam có 3 thành phố/đô thị lớn có sự tham gia kỹ thuật số cao nhất là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với khoảng cách tăng dần ở những khu vực bên ngoài.

Cùng với đó, giá trị đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 là 0,6 tỷ USD.

Dòng vốn chủ yếu vào các lĩnh vực mới nổi - những lĩnh vực còn tương đối non trẻ ở Đông Nam Á như các doanh nghiệp B2B, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, công nghệ cao/AI, Web3/Bitcoin/tiền mã hoá, các nền tảng mua bán bất động sản, ô tô…

Báo cáo cũng lưu ý, con số 0,6 tỷ USD cho thấy sự phục hồi đáng kể so với mức 0,2 tỷ USD cho 58 thương vụ trong nửa cuối năm 2022.

Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế số - ảnh 3
Ông Marc Woo, Tổng giám đốc Google phụ trách thị trường Việt Nam. (Ảnh: Google)

Bình luận về báo cáo, ông Marc Woo - Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam của Google châu Á - Thái Bình Dương khẳng định, nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng.

“Google sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện nền Kinh tế Kỹ thuật Số Quốc gia thông qua nhiều chương trình trên cả nước, thúc đẩy các startup công nghệ của Việt Nam và đầu tư vào các nhân tài địa phương từ đào tạo cơ bản cho sinh viên và lực lượng lao động thông qua Chương trình Phát triển Nhân tài Số đến đào tạo chuyên sâu cho các nhà lãnh đạo khởi nghiệp công nghệ”, ông Marc Woo nêu rõ.

Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co về Kinh tế số khu vực Đông Nam Á một lần nữa khẳng định, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư công là điều cần thiết để mở khóa tăng trưởng. Các đơn vị này nhấn mạnh, sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số.

Tin cùng chuyên mục

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

Luật Dữ liệu đi vào đời sống, trở thành khung pháp lý toàn diện về dữ liệu để vận hành quốc gia

(PNTĐ) - Luật Dữ liệu (Luật số 60/2024/QH15) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Luật này quy định về dữ liệu số, bao gồm xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý và sử dụng dữ liệu số, cùng các quy định liên quan đến Trung tâm dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia. Có thể nói, lần đầu tiên Việt Nam có một bộ công cụ pháp lý đồng bộ cho dữ liệu, vừa kịp thời, vừa đúng thời điểm.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.
Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

Khi công nghệ “vào cuộc” chống nạn hàng giả

(PNTĐ) - Hàng giả, hàng nhái đang ngày càng trở thành vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý và tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Trước thực trạng này, xác thực và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trở thành một yêu cầu cấp thiết, có vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

Định hướng đúng AI để không làm lu mờ sáng tạo của con người

(PNTĐ) - Một báo cáo mới công bố của Ủy ban UNESCO Đức có tên "Approaches to an ethical development and use of AI in the Cultural and Creative Industries" (tạm dịch: Định hướng phát triển và ứng dụng AI một cách có đạo đức trong công nghiệp văn hóa – sáng tạo) đã cảnh tỉnh rằng AI - nếu không được kiểm soát bằng những nguyên tắc đạo đức và pháp lý rõ ràng, có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền sáng tạo, bản sắc văn hóa và sinh kế của hàng triệu người làm nghệ thuật trên toàn cầu.