Bộ Giáo dục-Đào tạo: Kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ để sơ loại vào đại học

Chia sẻ

Năm 2021, trong bối cảnh phương thức tuyển sinh đại học xét kết quả thi tốt nghiệp THPT được cho là đang bộc lộ nhiều bất cập, nhiều thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển.

Theo Bộ GD-ĐT, các trường ĐH lớn chỉ nên dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ sơ loạiTheo Bộ GD-ĐT, các trường ĐH lớn chỉ nên dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ sơ loại (Ảnh: Minh họa)

Năm 2021, trong bối cảnh phương thức tuyển sinh đại học xét kết quả thi tốt nghiệp THPT được cho là đang bộc lộ nhiều bất cập, nhiều thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo những trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển sinh.

Theo Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của trường, bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng và các phương thức tuyển sinh.

Trước ý kiến cho rằng nên tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực để làm cơ sở xét tuyển đại học, Bộ GD-ĐT đề nghị các đại học quốc gia, đại học vùng và các trường/nhóm trường đại học đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện có thể tổ chức các kỳ thi đánh giá để làm căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng và chia sẻ, hỗ trợ các trường khác có nhu cầu. Bộ GD-ĐT cùng các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của Kỳ thi để bảo đảm an toàn, nghiêm túc, thiết thực, khách quan, công bằng.

Đối với phương thức thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ GD-ĐT khẳng định về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2021. Các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương theo khung thời gian tổ chức thi do Bộ GD-ĐT quy định. Thời gian tổ chức kỳ thi tại các tỉnh có thể được xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, không bao gồm các nội dung được tinh giản nhằm phục vụ dạy và học ứng phó dịch Covid-19 mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Đề thi được xây dựng đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh.

T. A

 

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.