Dạy hàng loạt ngoại ngữ trong trường học?

Chia sẻ

PNTĐ-Những ngày qua, dư luận gần như "phát sốt” với Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 giai đoạn tiếp theo sẽ thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung như ngoại ngữ thứ nhất...

 
Phần lớn các ý kiến phản đối dữ dội nội dung này trong Đề án, thậm chí có người còn khẳng định, nếu việc dạy ngoại ngữ được thực thi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học nước ngoài.
 
Mặc cho “bão” dư luận, Bộ GD-ĐT vẫn im lặng. Và phải mấy ngày sau, một thông cáo báo chí mới được phát đi nhằm chính thức giải thích về việc có kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm vào các trường... Theo đó, Bộ GD-ĐT giải thích: Quy định “ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc.
 
Theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong bốn ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18-5-2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học…
 
Điều đáng nói, sau khi đọc xong lời giải thích của Bộ, công chúng càng mơ hồ hơn. Nghĩa là, thay vì trả lời thẳng thắn, trực diện vấn đề, Bộ GD-ĐT lại ra một văn bản chung chung, trích dẫn hàng loạt các quy định, quyết định… theo kiểu “sống chết mặc bay”.
 
Nhiều câu hỏi của dư luận như tính khả thi của việc dạy hàng loạt ngoại ngữ trong trường học? Điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên để giảng dạy ra sao? Trong khi việc dạy tiếng Anh còn chưa hiệu quả thì việc đưa các ngoại ngữ khác vào giảng dạy có hợp lý?... đều không được Bộ GD-ĐT trả lời thỏa đáng.
 
Mỗi quyết định trong giáo dục đều có sức ảnh hưởng rất lớn, nếu không muốn nói là tới cả thế hệ. Vì thế, mong rằng Bộ GD-ĐT đừng cải tiến theo kiểu thiếu chuyên nghiệp và tung hỏa mù như vậy, khi công chúng thắc mắc lại trả lời kiểu… “trời ơi” khiến người người lo lắng, nhà nhà hoang mang.
 
Huyền Linh

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…