Đến năm 2022, hơn 14.695 trường học sẽ được tiếp cận chương trình “Học thông qua chơi”

Chia sẻ

Đây là dự án do Tổ chức VVOB (Giáo dục vì sự phát triển) triển khai tại Việt Nam với sự tài trợ của Quỹ LEGO trong năm 2020, kéo dài đến 2023.

Dự án nhằm lồng ghép phương pháp “Học thông qua Chơi” (HTQC) vào chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Phương pháp này đã được chứng minh là khi trẻ em tiếp thu được các kỹ năng đa dạng, từ kỹ năng thúc đẩy tư duy, khả năng hợp tác tới giải quyết vấn đề thì sẽ thích ứng tốt hơn trong một thế giới đầy biến động.

học sinh tiểu học cần có nhiều kỹ năng, bao gồm các kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạohọc sinh tiểu học cần có nhiều kỹ năng, bao gồm các kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạo

Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng. Để phát triển đầy đủ các tiềm năng, học sinh tiểu học cần có nhiều kỹ năng, bao gồm các kỹ năng nhận thức, xã hội, cảm xúc, thể chất và sáng tạo. Để chuyển đổi hệ thống giáo dục nặng về kiến thức thành hệ thống giáo dục trang bị cho người học các kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đang triển khai một chương trình giáo dục tập trung vào phát triển năng lực cho học sinh.

Dự án Lồng ghép hoạt động “Học thông qua chơi” cho học sinh Việt Nam (iPLAY) của tổ chức VVOB sẽ hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt được các mục tiêu của chương trình giáo dục mới bằng cách lồng ghép phương pháp Học thông qua Chơi (HTQC) vào hệ thống bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học.

Để giáo viên có thể áp dụng hiệu quả phương pháp “Học thông qua Chơi” trên lớp, dự án sẽ làm việc với các bộ ngành để đưa ra chương trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, có chất lượng thông qua việc lồng ghép các phương pháp “Học thông qua Chơi” vào chương trình giảng dạy. Đồng thời, dự án iPLAY sẽ xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn dành cho giáo viên áp dụng và thực hành các hoạt động Học thông qua Chơi tại lớp học theo chương trình giảng dạy mới; nâng cao năng lực cho cán bộ giáo dục cấp huyện, quản lý nhà trường, để họ có khả năng tạo môi trường khuyến khích và hỗ trợ áp dụng  phương pháp này tại trường.

“Thông qua việc hợp tác với các bên có liên quan tại các cấp, Dự án có thể giúp tạo một môi trường thuận lợi nhằm hỗ trợ và duy trì việc áp dụng phương pháp Học thông qua Chơi, từ đó nâng cao hiệu quả học tập cho hàng triệu học sinh tiểu học”, Bà Sarah Bouchie, Phụ trách Chương trình Toàn cầu của Quỹ LEGO cho biết.

Dự kiến, dự án iPLAY sẽ tiếp cận tới 14.695 trường học, hơn 150.000 giáo viên tiểu học vào năm 2022 và ước tính tiếp cận được ba triệu phụ huynh tới năm 2023.

Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

Kế hoạch hoạt động cùng con của “mẹ bỉm”

(PNTĐ) - Trước giờ, nghe đến cụm từ “kế hoạch” chúng ta hẳn sẽ nghĩ rằng dành cho người lớn. Nhưng theo “mẹ bỉm” Hồng Phấn (trú tại TP Hồ Chí Minh) xây dựng kế hoạch tuần để áp dụng cho con là việc làm khoa học, cần thiết.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.