Giáo viên hợp đồng: Có thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Chia sẻ

PNTĐ-Xin hỏi, giáo viên hợp đồng có thời hạn như tôi có thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu cơ quan chức năng làm sai, Luật quy định xử lý hành vi này như thế nào?

 
Tôi là giáo viên, ký hợp đồng với UBND quận từ năm 2014. Song, đến nay tôi vẫn chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Xin hỏi, giáo viên hợp đồng có thời hạn như tôi có thuộc đối tượng được đóng bảo hiểm xã hội không? Nếu cơ quan chức năng làm sai, Luật quy định xử lý hành vi này như thế nào?
 
(Vuthulan@....)
 
Theo Điều 2, Luật Bảo hiểm Xã hội, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
 
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
 
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
 
c) Cán bộ, công chức, viên chức.
 
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
 
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
 
Như vậy, vì đang ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với UBND quận nên bạn thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc bạn chưa được tham gia bảo hiểm xã hội là không đúng.
 
Ngoài ra, Điều 26, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã quy định:
 
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định.
 
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
Bạn có thể làm đơn khiếu nại tới Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và yêu cầu được đảm bảo quyền lợi của mình về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.  
 
 P.V

Tin cùng chuyên mục

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.