Hà Nội sẽ điều chỉnh linh hoạt việc đi học trở lại tuỳ tình hình dịch bệnh

Chia sẻ

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, tuần này số ca Covid-19 tăng, nếu tình hình dịch có hướng xấu hơn sẽ điều chỉnh linh hoạt việc đi học trở lại.

Những ngày gần đây, số ca nhiễm Covid-19 của Hà Nội tăng. Ngày 2/11, thành phố ghi nhận 62 ca nhiễm, trong đó có 12 ca cộng đồng; ngày 1/11, số ca nhiễm mới là 57 ca, có 18 ca cộng đồng. Trước đó, trong ba ngày 29-31/10, Hà Nội mỗi ngày ghi nhận 42-49 ca nhiễm.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố đang có 7 ổ dịch mới phát sinh trong cộng đồng, gồm: Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa; Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; An Khánh, huyện Hoài Đức; Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm; Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai; thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.

 Nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, Hà Nội sẽ có điều chỉnh linh hoạt trong việc cho học sinh trở lại trường.Nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, Hà Nội sẽ có điều chỉnh linh hoạt trong việc cho học sinh trở lại trường.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 do số lượng người đến/về Hà Nội gia tăng; tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin…

Ông Dũng đề nghị các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý người từ tỉnh, thành khác đến/về địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, kiểm soát người dân từ vùng khác về địa phương; kịp thời phản ánh đến tổng đài 1022.

"Phải kiểm soát tốt người dân đi/đến thì thành phố mới có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh", Phó Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.

Về việc cho học sinh trở lại trường, ông Dũng cho biết, ngày 31/10, Hà Nội đã thống nhất với tờ trình của Sở GD&ĐT về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, từ ngày 8/11, một số cấp học ở ngoại thành Hà Nội sẽ đến trường.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hà Nội lưu ý, thời điểm thành phố ban hành văn bản đồng ý chủ trương cho học sinh đi học trở lại là lúc số ca dương tính hằng ngày khoảng trên dưới 10 ca.

Nhưng từ tuần này, số ca bệnh tăng, do đó nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên thì thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt trong việc cho học sinh trở lại trường.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, đến nay, các giáo viên hoàn thành tiêm mũi 1 đạt 97,06%; tiêm mũi 2 đạt 72,85%. Có 27 đơn vị trường được trưng dụng làm cơ sở cách ly.

Theo đó, từ ngày 8/11/2021, ưu tiên cho học sinh các khối lớp 5, 6, 9, 10 và 12 của các trường học thuộc các xã, phường, thị trấn của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm ngày 8/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng được học trực tiếp tại trường. Các khối lớp còn lại học trực tuyến. Trẻ mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

 (Theo Báo Giao thông)

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.