Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm

HẠ THI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, nhà trường phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm theo đúng quy định.

Ngày 11/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội gửi các Phòng GD&ĐT, các nhà trường, các cơ sở giáo dục, yêu cầu triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Cụ thể, tại Văn bản số 362/SGDĐT-VP của Sở GD&ĐT Hà Nội nêu rõ: Thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về quản lý dạy thêm, học thêm, Sở GD&ĐT đề nghị Phòng GD&ĐT, các trường, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh những quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29.

Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm - ảnh 1
Thông tư 29 quy định không dạy thêm cấp tiểu học.

Các đơn vị, cá nhân tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Thông tư 29; đồng thời báo cáo, thông tin kịp thời về Sở những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện.

Ngày 30/12/2024, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Thông tư 29 do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 quy định: Tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan; giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đề nghị thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, tuyển sinh THPT và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương và các quy định hiện hành.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và có những giải pháp phù hợp ở những nơi gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương tuyệt đối không buông lỏng việc tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt; tổ chức cho học sinh lớp cuối cấp tăng cường ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ học nghề miễn phí

Hơn 200 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ học nghề miễn phí

(PNTĐ) - Sau tròn một năm triển khai, dự án “Hướng tới tương lai chuyển đổi số ở Việt Nam” đã hỗ trợ hơn 200 thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là nữ thanh niên, được học nghề ngắn hạn, kết nối việc làm và có thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp, góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
“Điều em muốn nói” của học sinh quận Ba Đình

“Điều em muốn nói” của học sinh quận Ba Đình

(PNTĐ) - Ngày 24/3,tại trường THCS Thành Công, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức diễn đàn “Điều em muốn nói”với sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia tâm lý cùng rất nhiều các thầy, cô giáo và hơn 1.500 học sinh trường THCS Thành Công.
Nữ sinh dân tộc đầu tiên ở Nậm Giang 2 vào giảng đường đại học

Nữ sinh dân tộc đầu tiên ở Nậm Giang 2 vào giảng đường đại học

(PNTĐ) - “Em muốn trở thành 1 trong những người tiên phong đi học đại học trong bản”, lời chia sẻ với ánh mắt đầy quyết tâm, khát khao mang tri thức để thay đổi quê hương của Phùng Thị Thúy - nữ sinh người Mường cũng là người đầu tiên trong thôn Nậm Giang 2 (Nậm Chạc, Bát Xát, Lào Cai) được bước chân vào giảng đường đại học, khiến bao người xúc động.