Hành trang để các “công dân toàn cầu” dễ dàng thích ứng trong thời đại hội nhập

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 13/9, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập” với sự tham gia của nhà văn Nauy Oystein Torsrud và bà Bạch Thái Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MeWe Solution tại Singapore.

Buổi tọa đàm được tổ chức không chỉ nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội về khái niệm công dân toàn cầu và kinh nghiệm làm việc tại các môi trường đa văn hóa, đa quốc gia mà còn cung cấp thêm những kiến thức, thái độ, kỹ năng để có thể thích ứng trong thời đại hội nhập 4.0.

Hành trang để các “công dân toàn cầu” dễ dàng thích ứng trong thời đại hội nhập - ảnh 1
Các diễn giả tham dự Tọa đàm.

Công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập là khái niệm không mới nhưng chưa được phổ cập đến tầng lớp thanh niên. Trong giai đoạn đầy cạnh tranh trên thị trường lao động như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới do chiến tranh và dịch bệnh, cơ hội việc làm cho các sinh viên mới ra trường sẽ không nên và không chỉ thu hẹp theo cách thức truyền thống là làm việc cho các công ty trong nước mà có thể vươn ra khắp toàn cầu hoặc chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia đóng tại Việt Nam.

Hành trang để các “công dân toàn cầu” dễ dàng thích ứng trong thời đại hội nhập - ảnh 2
Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà, hiệu trưởng trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch Hà Nội khai mạc Tọa đàm.

Khai mạc tọa đàm, Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà, hiệu trưởng trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch Hà Nội chia sẻ: “Nhà trường không chỉ cung cấp một gói đào tạo chất lượng đến sinh viên mà còn rất quan tâm đến nhu cầu của thị trường lao động và đầu ra của sinh viên. Trong giai đoạn cạnh tranh về việc làm khốc liệt như hiện nay, việc thích ứng được với xu thế hội nhập để có được một vị trí tốt trong xã hội không chỉ là nỗi lo chung của các sinh viên sắp ra trường mà còn là nỗi trăn trở của chúng tôi, những người làm giáo dục. Vì thế, ngoài những chương trình rèn luyện kỹ năng, thái độ để các em có thêm hành trang trong tương lai thì các buổi tọa đàm, hội thảo được tổ chức thường kỳ cũng sẽ giúp các em có thêm một bộ công cụ mới để làm việc sau này. Các chương trình đều rất được các em đón nhận.”

Còn dưới góc nhìn của diễn giả Oystein Torsrud - một “công dân toàn cầu” từng làm việc tại các vị trí cấp cao trong lĩnh vực dầu khí ở ngoài khơi cả trong và ngoài nước, để trở thành công dân toàn cần, cùng với tiếng mẹ đẻ, công dân cần biết thêm 2 ngoại ngữ khác. Theo diễn giả, việc trở thành công dân toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho cả dân tộc, do đó, để quốc gia có công dân toàn cầu thì trước hết quốc gia đó phải mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài và tạo cơ hội cho người bản địa tham gia vào dự án nước ngoài.

Trong khuôn khổ tọa đàm, nhà văn Oystein Torsrud và bà Bạch Thái Hà đã cùng giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên về những vấn đề liên quan đến công dân toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.