Bước vào cánh cửa thần kỳ cùng văn học thiếu nhi Séc

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ triển lãm tranh “Thế giới nhiệm màu của các họa sĩ minh họa sách thiếu nhi Séc”, Đại sứ quán Cộng hòa Séc, Nhà xuất bản Kim Đồng, và CLB Đọc sách Cùng con tổ chức chương trình đọc sách "Bước vào cánh cửa thần kỳ".

Tại buổi đọc sách nhà thơ Thụy Anh (Tiến sĩ Giáo dục học, Chủ nhiệm CLB Đọc sách Cùng con) đã giới thiệu những người bạn bước ra từ các trang sách của các nhà văn Séc. Đó là "Max, Sally và chiếc điện thoại thần kì"; đó là "Bo và Be- Đôi thỏ tinh nghịch"; đó là những người bạn trong "Cánh cửa thần kì".

Bước vào cánh cửa thần kỳ cùng văn học thiếu nhi Séc - ảnh 1
Nhà thơ Thụy Anh giới thiệu những người bạn bước ra từ các trang sách của các nhà văn Séc.

MAX, SALLY VÀ CHIẾC ĐIỆN THOẠI THẦN KÌ

Max và Sally, hai bạn nhỏ đang học trường tiểu học, bỗng nhận được một món quà đặc biệt, chiếc điện thoại thần kì có khả năng biến mọi yêu cầu của chủ nhân trở thành hiện thực. Và thế là các cuộc phiêu lưu bắt đầu. Hai bạn đã dùng điện thoại để hô biến chú cún nhà hàng xóm thành một cậu bé, thu nhỏ tí xíu để chiến đấu với vi khuẩn gây viêm amiđan, tặng cho các loài vật trong vườn thú khả năng nói tiếng người, giải toán trên hành tinh Tip - Tap, phá vụ án bắt cóc tống tiền li kì, dạy cún Janathan và mèo Mitzi phép lịch sự, đảo lộn các quy luật tự nhiên, giải cứu trường tiểu học khỏi cuộc tấn công của hai gã khổng lồ, quay về thời kì Kỉ Băng Hà để biết đàn voi Ma Mút, và người Neanderthal thời ấy sống ra sao…

“Max, Sally và chiếc điện thoại thần kì” là sự kết hợp hoàn hảo giữa lối kể chuyện hài hước, hấp dẫn của Miloš Macourek và hình minh họa hóm hỉnh, sinh động của Adolf Born.

Bước vào cánh cửa thần kỳ cùng văn học thiếu nhi Séc - ảnh 2
 “Cánh cửa thần kì” của tác giả người Séc Alois Mikulka mang tới một câu chuyện về người tốt – người xấu.

CÁNH CỬA THẦN KÌ

Với cách dẫn dắt độc đáo ngay từ những trang sách đầu tiên, “Cánh cửa thần kì” của tác giả người Séc Alois Mikulka mang tới một câu chuyện tưởng chừng như đã quen thuộc về người tốt – người xấu, hay về những phép thần thông biến hóa của những vị thần… Cùng mở “cánh cửa thần kì” và bước vào thế giới vô cùng mê hoặc với câu chuyện về nhà ảo thuật tài ba, cậu bé Míša thơm thảo, cậu bé Rumpál dữ tợn và ông thần tí hon Emil nào! Thế nhưng qua cách kể mới lạ đầy ngẫu nhiên, sáng tạo cùng nét vẽ dí dỏm đặc trưng đã tạo nên tên tuổi của Alois Mikulka, câu chuyện trong “Cánh cửa thần kì” lại mang một màu sắc đặc biệt, khác xa những truyện kể thông thường khác!

Với cách trình bày đặc biệt, “Cánh cửa thần kì” giới thiệu tới các bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam câu chuyện vượt khỏi những khuôn khổ, giúp cho tủ sách thiếu nhi càng thêm phong phú.

Tác giả Alois Mikulka (sinh năm 1933) là họa sĩ, nhà điêu khắc, tác giả truyện và thơ thiếu nhi nổi tiếng của CH Séc với phong cách minh họa táo bạo vô cùng đặc trưng đã phần nào được thể hiện qua cuốn sách “Cánh cửa thần kì”.

Bước vào cánh cửa thần kỳ cùng văn học thiếu nhi Séc - ảnh 3
Bo và Be, hai chú thỏ nghịch ngợm gắn liền với tuổi thơ của vô số các thế hệ bạn nhỏ Séc cũng được giới thiệu lần này.

BO VÀ BE – ĐÔI THỎ TINH NGHỊCH

Nếu chúng ta đã quá quen thuộc với những nhân vật hoạt hình gắn bó với tuổi thơ như Sói và Thỏ của “Hãy đợi đấy”, hay Tom và Jerry trong loạt phim cùng tên, thì ở nước Séc, có một cặp đôi cũng cực kì nổi tiếng, gắn với tuổi thơ của vô số các thế hệ bạn nhỏ, đó chính là Bo và Be – hai chú thỏ nghịch ngợm!

Với tên nguyên bản là Bob và Bobek, loạt truyện ngắn và hoạt hình về hai bạn thỏ này đã gây được tiếng vang tại CH Séc và nhiều nước châu Âu từ cuối những năm 70 của thế kỉ trước. Hai con thỏ vốn xuất phát là thỏ sống trong chiếc mũ của nhà ảo thuật, nhưng trong một lần ông đãng trí bỏ quên mũ thì Bo và Be cũng phải từ đó học cách tự lập. Với sự nghịch ngợm và nhiều “tối kiến” bất ngờ, cặp đôi này đã gây ra vô số chuyện bi hài trong hành trình kiếm sống của chúng. Cuốn sách “Bo và Be – Đôi thỏ tinh nghịch” giới thiệu tới bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam những chuyến phiêu lưu đầu tiên của Bo và Be, cách hai chú thỏ “xử lí” những rắc rối do chúng gây ra như thế nào. Một cuốn sách siêu nhộn, siêu dí dỏm với phần minh họa đáng yêu, ấn tượng, chắc chắn sẽ mang tới cho các độc giả nhí những phút giây thư giãn lí thú!

 “Bước vào Cánh cửa thần kì” các em sẽ được làm quen với những tác phẩm văn học thiếu nhi Séc, từ đây đất nước và con người Séc sẽ gần gũi hơn với các em bởi sự thông minh, hài hước vui nhộn và giàu lòng nhân hậu.

Tin cùng chuyên mục

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

“Gặp tôi trong tương lai”: Khi ước mơ nghề nghiệp của trẻ em lên tiếng

(PNTĐ) - Tại không gian thân thuộc của Nhà xuất bản Kim Đồng, triển lãm “Gặp tôi trong tương lai” chính thức khai mạc, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng những nội dung sách thiếu nhi sáng tạo, mang đậm tinh thần bình đẳng giới và tôn vinh quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của trẻ em.
“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

“Gặp tôi trong tương lai” - Hành trình kể chuyện bằng sách thiếu nhi

(PNTĐ) - “Gặp tôi trong tương lai” là một sáng kiến do The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC) khởi xướng, với sự đồng hành của ECUE-VGEM và Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng. Chương trình nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Investing in Women (Đầu tư cho Phụ nữ) - một sáng kiến của Chính phủ Australia.
“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

“Khi bà nội mặc Bikini“: Cuốn sách phát hành nhân dịp kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam

(PNTĐ) - Trong một thế giới mà phụ nữ lớn tuổi thường bị đóng khung trong hình ảnh của sự hiền hậu, lặng lẽ và cam chịu, tiểu thuyết “Khi bà nội mặc bikini” của tác giả Đài Loan Bành Tố Hoa mang đến một cái nhìn đầy tươi mới, đậm tinh thần nữ quyền - vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ.
Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

Cánh cửa dẫn vào chiều sâu văn hóa Nhật Bản

(PNTĐ) - Ngôn ngữ luôn là một trong những biểu hiện rõ ràng và đặc sắc nhất của văn hóa một dân tộc. Với Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng bởi sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại – hệ thống chữ viết Kanji không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là kho tàng phản ánh sự tiếp biến văn hóa trong lịch sử dài hàng nghìn năm.