Hướng nghiệp còn hạn chế do tư duy “chuộng” đại học

Chia sẻ

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản các Sở GD-ĐT về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.

Đó là đánh giá của một số đại biểu trong buổi họp về “Giải pháp thực hiện phân luồng hướng nghiệp học sinh trong thực hiện Chương trình GDPT năm 2018” do Bộ GD-ĐT vừa tổ chức dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ.

Buổi họp nhằm đánh giá lại việc thực hiện phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong giai đoạn 2018-2021 theo Quyết định số 522 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 522) và đề xuất giải pháp cho công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh phổ thông khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018. Đánh giá cho thấy, sau 3 năm thực hiện Đề án 522, có 4/6 tiêu chí của Đề án giai đoạn 2018-2020 đã đạt mục tiêu đề ra.

Trong đó, gần 69% cơ sở giáo dục đã đạt tiêu chí “Trường THCS có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương” (mục tiêu của Đề án là 55%); 75,93% cơ sở giáo dục đạt tiêu chí “Trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương”…

Học sinh trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà NộiHọc sinh trường cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội (Ảnh: HHT)

Đánh giá của các địa phương cho thấy, đề án 522 cũng đã góp phần vào tăng tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS đã đi học nghề thay cho việc chỉ chọn học trường THPT.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, trong công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh còn chưa đạt được về tiêu chí “Học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp” và “Học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng”.

Đánh giá cho thấy, nhìn chung, hoạt động phân luồng hướng nghiệp cho học sinh vẫn gặp nhiều hạn chế do tâm lý của người học và phụ huynh còn chuộng học đại học. Thực tế, vẫn còn nhiều gia đình không muốn cho con đi học nghề. Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm công tác này chưa được đào tạo bài bản, chương trình, tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng...

Hướng đi này của Việt Nam còn ngược với thế giới khi mà tại nhiều quốc gia, hệ đào tạo giáo dục nghề nghiệp rất phát triển. Học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ được phân luồng rõ ràng theo hai hướng là học nghề và học THPT. Thực tế cũng cho thấy, nhiều học sinh học nghề ra trường đã sớm gia nhập thị trường lao động và có được mức thu nhập ổn định. Nhiều học viên được các doanh nghiệp “săn đón”, mời làm việc ngay từ khi còn chưa ra trường.

Đề cập đến các giải pháp để có thể thúc đẩy công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh, nhiều ý kiến đề xuất, phải tăng cường củng cố đội ngũ giáo viên dạy nghề như đào tạo văn bằng 2 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ cho giáo viên được phân công thực hiện công tác này; bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông, phụ huynh học sinh, cần thay đổi quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào hệ nghề”.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.