Phập phù đi học trong dịch

Chia sẻ

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, khiến nhiều trường học tại Hà Nội đã phải chuyển sang học trực tuyến. Một số trường học duy trì dạy trực tiếp cũng ở trong trạng thái “cầm cự” vì tỷ lệ học sinh là F0, F1 tăng cao. Tương tự, giáo viên là F0, F1 cũng nhiều dẫn tới thiếu giáo viên đứng lớp.

Đủ kiểu ứng phó

Đầu tháng 2/2022, các học sinh trường THPT Khoa học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội vui mừng khi được trở lại trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trong quá trình học, số học sinh học trực tiếp phải nghỉ nhiều do các em trở thành F0, F1. Vừa qua, trường đã tiến hành thăm dò ý kiến của cha mẹ học sinh các lớp về hình thức học trực tiếp hay trực tuyến. Kết quả cho thấy, tại nhiều lớp, có tới đại đa số cha mẹ học sinh đề nghị học trực tuyến vì lo lắng con em đến trường không an toàn. Vì vậy, bắt đầu từ ngày 28/2, trường đã quyết định tạm dừng học trực tiếp.

Tương tự, tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, quận Cầu Giấy, từ ngày 21/2 cũng đã cho học sinh từ khối 7 đến khối 12 học trực tuyến cho tới khi có thông báo mới. Theo thầy giáo Nguyễn Quốc Bình, cố vấn chuyên môn Hội đồng quản trị trường THCS &THPT Lương Thế Vinh, trường rất ủng hộ chủ trương cho học sinh đi học trực tiếp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhất là trong vòng 2 tuần qua, tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 ở Hà Nội tăng cao đột biến đã làm ảnh hưởng tới hoạt động dạy học của trường cũng như tâm lý của giáo viên, học sinh và cha mẹ các em.

Tại trường Lương Thế Vinh, có khoảng 30% là học sinh thuộc diện F0, F1, trong đó có lớp tỷ lệ này lên tới 50-60%. Qua khảo sát, đa phần cha mẹ học sinh đều đề xuất cho con em học trực tuyến. Bên cạnh đó, nếu duy trì học trực tiếp, trường cũng sẽ không có đủ giáo viên đứng lớp do có tới 20% giáo viên là F0, F1.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên, Cầu Giấy, hiện nay, trường có khoảng 300 học sinh F0, học sinh là F1 cũng khá lớn. Bên cạnh đó, gần 50% giáo viên của trường cũng đang là F0, F1. Phương án của trường là linh hoạt, kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Với lớp học nào có đông học sinh là F0, F1 thì tạm dừng đến trường 5 ngày, chuyển sang học trực tuyến rồi lại trở lại trường.

Với trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, theo thầy giáo Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng, tỷ lệ học sinh là F0, F1 biến động theo ngày, do các em lần lượt nghỉ học rồi đi học trở lại nhưng trung bình chiếm khoảng 50% học sinh. Hiện nay, trường vẫn đang kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến.

Việc tới đây sẽ triển khai hình thức dạy học nào, trường sẽ tuân theo quyết định của thành phố.
Tại trường THCS Đại Cường, xã Đại Cường, huyện Ứng Hòa, hiện có12 học sinh F0, 60 học sinh F1 phải ở nhà học trực tuyến qua zoom trên tổng số khoảng 200 học sinh toàn trường. Theo cô giáo Nguyễn Thị Nghiệp, Hiệu trưởng nhà trường, các trường hợp học sinh là F0 chủ yếu lây tại gia đình, cộng đồng.

Từ 28/2, học sinh từ lớp 1-lớp 6 ở 18 huyện, thị xã lại chuyển sang học trực tuyến để phòng chống dịch Covid-19 	Ảnh: MHTừ 28/2, học sinh từ lớp 1-lớp 6 ở 18 huyện, thị xã lại chuyển sang học trực tuyến để phòng chống dịch Covid-19 Ảnh: MH

Thế nào là thích ứng an toàn với dịch?

Trước diễn biến mới của dịch, ngày 27/2, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đã ký văn bản số 570/UBND-KGVX gửi Sở GD-ĐT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp tại trường sang hình thức học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19.

Thời gian thực hiện từ ngày 28/2 cho đến khi có thông báo mới. Quyết định này được dựa trên đề xuất của Sở GD-ĐT Hà Nội căn cứ theo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như trong các cơ sở giáo dục có xu hướng tăng nhanh; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 chưa được tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19; tâm lý cha mẹ học sinh còn băn khoăn, lo lắng… khi con em trở lại trường học trực tiếp.

Theo thầy Nguyễn Quốc Bình, cố vấn chuyên môn Hội đồng quản trị trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, trong tình hình hiện nay, nhất là với các quận nội thành không nên học trực tiếp.

Bởi hiện nay, do học sinh F0, F1 nhiều nên nhiều trường đang phải kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, từ thực tế tại trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cho thấy, phương án này không hiệu quả và giáo viên cũng sẽ rất vất vả vì vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải quản lý học sinh học trực tuyến. Thêm nữa, khi đi học trực tiếp, tâm lý của học sinh và cha mẹ các em đều thấp thỏm nên hiệu quả học cũng không cao.

Trong khi đó, thời gian vừa qua, các học sinh nhìn chung đã làm quen với việc học trực tuyến nên trong bối cảnh Hà Nội đang ở trong “đỉnh dịch”, tiếp tục học trực tuyến là giải pháp an toàn.

Thầy Bình phân tích thêm, vừa qua, Bộ GD-ĐT đã ban hành Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học - kim chỉ nam cho các trường khi học sinh đi học trực tiếp. Tuy nhiên, trong sổ tay này có một số nội dung bất hợp lý, gây khó cho các nhà trường cần được điều chỉnh.

Chẳng hạn, quy định nếu trong lớp xuất hiện F0 thì sẽ tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho toàn bộ học sinh trong lớp đó. Quy định này không hợp lý vì gây lãng phí và tốn kém kinh phí. Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh có hơn 100 lớp, nếu ngày nào cũng có 1 F0 ở một số lớp thì chi phí trường phải bỏ ra để mua kit test xét nghiệm Covid-19 sẽ vô cùng lớn.

Với các trường khác, liệu có đủ kinh phí để duy trì việc xét nghiệm này khi học sinh F0 vẫn tiếp tục xuất hiện. Bên cạnh đó, Bộ cũng quy định các trường cần phối hợp với y tế địa phương trong việc rà soát, xác định các trường hợp F1. Thực tế, y tế cơ sở cũng đang quá tải và phải thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch của địa phương, khó có thể hỗ trợ nhiều cho các nhà trường.

Theo thầy Bình nên giao quyền tự quyết cho các nhà trường vì trường học chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục và an toàn cho học sinh nên sẽ cẩn trọng trong lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.

Một hiệu trưởng khác cho biết, quan điểm thích ứng linh hoạt an toàn với dịch, chính là có giải pháp dạy học phù hợp với diễn biến của dịch, đối tượng học sinh, đặc điểm từng trường. Với trường ngoại thành có quy mô nhỏ, mức độ dịch không căng thẳng có thể học trực tiếp.

Nhưng với trường ở nội thành, việc đi học trực tiếp không hẳn đã tối ưu. Vừa qua, có trường hợp trường học ở nội thành, một lớp học chỉ có 4-5 học sinh học trực tiếp, còn lại đều ở nhà học qua zoom thì nên được linh hoạt, chuyển sang học trực tuyến. Thực tế, nhiều trường học đang sắp không thể “cầm cự” nổi vì số giáo viên là F0, F1 tăng cao, nếu cứ học trực tiếp thì cũng sẽ không còn giáo viên để đứng lớp.

TRUNG THU

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…