Trường làm sai, học sinh gánh trái đắng

Chia sẻ

Hệ quả của lối đào tạo “một mình một kiểu” của ngôi trường được mệnh danh là “con chim đầu đàn” của ngành múa Việt Nam đã khiến cho gần 300 học sinh đã và sắp tốt nghiệp phải chịu cảnh “3 không” (không bằng THCS, không bằng THPT, không bằng chuyên môn (TCCN; Cao đẳng).

Học sinh tốt nghiệp Học viện Múa Việt Nam rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” vì đi học đã nhiều năm tại Học viện nhưng trình độ văn hóa vẫn chỉ… lớp 6Học sinh tốt nghiệp Học viện Múa Việt Nam rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” vì đi học đã nhiều năm tại Học viện nhưng trình độ văn hóa vẫn chỉ… lớp 6

Học sinh “trắng bằng” do trường… “quên”?

Sau nhiều lần kiến nghị không thành, cuối tháng 3 vừa qua hơn 300 phụ huynh học sinh của học viện Múa Việt Nam cực chẳng đã đã phải gửi đơn kêu cứu tới báo chí và cơ quan chức năng. Đơn kêu cứu nêu, năm 2013, sau khi trúng tuyển vào trường, tất cả học sinh nhập học đều phải nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có học bạ (tối thiểu học hết lớp 6), hoặc hồ sơ học sinh, sinh viên bản gốc để trường tiếp tục đào tạo song song văn hóa và chuyên môn múa theo ngành học trúng tuyển.

Phần lớn học sinh nhập học thời điểm đó đều là học sinh đã học hết lớp 6, chuẩn bị sang lớp 7. Ai cũng tin rằng, trường yêu cầu học sinh rút học bạ ở trường phổ thông đồng nghĩa với việc trường sẽ tiếp tục dạy song song văn hóa và chuyên môn cho học sinh. Tuy nhiên, đến năm 2017, nhiều học sinh học viện Múa Việt Nam tốt nghiệp mới… ngã ngửa vì không nhận được bằng tốt nghiệp THCS, THPT, thậm chí cả bằng trung cấp.

Cho tới khi, có học sinh đậu đại học Sân khấu Điện ảnh, đã theo học rồi lại bị cho ngừng học vì không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT, các phụ huynh mới bàng hoàng nhận ra “hậu quả” của việc “không bằng” nghiêm trọng đến thế nào.

Trước cơn “thịnh nộ” của phụ huynh học sinh, lãnh đạo Học viện Múa Việt Nam đã gặp gỡ báo chí với lời giải thích trường “quên” đăng ký với phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy về việc dạy văn hóa. Vì thế các học sinh không có mã định danh nên quận đã không thể nắm được thông tin để rà soát, xét cấp bằng THCS cho nhóm học sinh này.

Không chỉ “quên” đăng ký mã định danh, trường này còn quên cả đăng ký đầu vào hệ trung cấp với Bộ GD-ĐT khi đào tạo liên thông hệ trung cấp lên cao đẳng. Đây chính là lý do, nhiều em không được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp mà chỉ được cấp bằng cao đẳng liên thông.

Tuy nhiên, lý do “quên” mà trường đưa ra hoàn toàn không thuyết phục. Bởi lẽ, ngay từ lúc tuyển sinh, giấy báo triệu tập học trường đều ghi là tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy, nhưng học xong lại nhận bằng cao đẳng liên thông. Cấp bằng liên thông nhưng không có bằng trung cấp chuyên nghiệp, chỉ cấp bằng cao đẳng. Liệu đây có phải là sự mập mờ trong tuyển sinh và đào tạo của nhà trường?

Hậu quả còn kéo dài

Thực ra, sự việc “3 không” ở học viện Múa Việt Nam đã có thể được giải quyết từ lâu, nếu như sau khi phát hiện sự việc nhà trường tìm tới sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý. Thế nhưng, kể từ thời điểm các bậc phụ huynh kiến nghị đến nay đã hơn 1 năm, sự việc vẫn không được giải quyết.

Thay cho việc nhận trách nhiệm, ông Trần Văn Hải - Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam lại viện lý do trường đang đào tạo ngành đặc thù để biện minh cho sai sót trong công tác tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng cho học sinh. Ông Hải nói: "Trường không có chức năng phải cấp bằng THCS hay THPT vì từ lâu trường đã được Bộ VH-TT và DL và Bộ GD-ĐT cho cơ chế tuyển sinh đào tạo đặc thù".

Ông Hải lý giải, vì là ngành đặc thù nên trường được đặc cách tuyển sinh từ lúc các em còn chưa tốt nghiệp THCS. Trong quá trình đào tạo hệ liên thông, các em học theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 học trung cấp, giai đoạn 2 học cao đẳng, lúc ra trường, trường chỉ cấp bằng cao nhất là cao đẳng liên thông.

Thực tế, nếu vin vào lý do là ngành đặc thù mà thích đi con đường nào thì đi, thích đào tạo kiểu gì thì đào tạo là không thuyết phục. Bởi, dù trường có do đơn vị nào quản lý về mặt nhà nước, có đào tạo ngành gì, dạy bao nhiêu môn, thì vẫn phải dựa trên những tiêu chuẩn, khung chương trình chung của mạng lưới giáo dục quốc gia.

Để giải quyết vấn đề này, mới đây, Bộ GD-ĐT đã đồng ý để học viện Múa Việt Nam cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, sự việc vẫn chưa thể kết thúc êm đẹp vì thực tế, dù có bằng trung cấp, học sinh vẫn sẽ rơi vào cảnh 2 không "không bằng tốt nghiệp THCS, không bằng tốt nghiệp THPT”. Trách nhiệm này thuộc về phía nhà trường đã tắc trách trong khâu đào tạo.

Bài và ảnh Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.
 Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

Quảng Bình: 350 học sinh, giáo viên và cha, mẹ tham gia Camp truyền thông CLB Teenyeeu 24h về giới và pháp luật

(PNTĐ) - Chương trình Camp truyền thông Teenyeeu nhằm giới thiệu hoạt động Dự án Mô hình CLB Teenyeeu 24h là hoạt động thuộc Dự án “Mô hình CLB Teenyeeu 24h thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong xây dựng quy tắc ứng xử tại tổ chức giáo dục dưới góc nhìn giới và nâng cao năng lực truyền thông, góp ý xây dựng pháp luật về giới và tình dục” triển khai tại 3 địa phương là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.
Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

Tuyệt đối không thu các khoản ngoài quy định

(PNTĐ) - Năm học 2024 - 2025, học sinh đầu cấp tại Hà Nội tăng khoảng 70.000 (chưa tính học sinh cấp mầm non) so với năm học 2023-2024. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh quá tải. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp, thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.
Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

Phát động Cuộc thi viết “Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước“

(PNTĐ) - Sáng 16/4, Tạp chí Công dân và Khuyến học tổ chức lễ ra mắt chuỗi tọa đàm và phát động cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước". Chuỗi tọa đàm và Cuộc thi viết là diễn đàn kết nối các chuyên gia, nhà báo, nhà giáo, phụ huynh, học sinh, sinh viên…