Trường mầm non "ngóng" ngày đón học sinh trở lại

Chia sẻ

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản các Sở GD-ĐT về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.

Theo đó, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường an toàn, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động báo cáo cấp quản lý giáo dục để trẻ em trở lại trường học.

Các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ, y tế, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn khi đón trẻ quay trở lại trường; đồng thời truyền thông về sự cần thiết, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đưa trẻ đến trường được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện...

Nhiều trường mầm non mong tới ngày được đón học sinh trở lạiNhiều trường mầm non mong tới ngày được đón học sinh trở lại

Theo cô Lê Kim Chính, Hiệu trưởng trường mầm non công ty Diêm, phường Đức Giang, quận Long Biên, cấp học mầm non là cấp phải nghỉ đầu tiên và đi học cuối cùng khi xảy ra dịch.

Dù chưa phải là cấp học bắt buộc nhưng với trẻ mầm non, được đến trường cũng giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện. Hiện nay, các trường mầm non đều rất mong muốn chờ tới ngày được đón trẻ trở lại.

Các trường luôn chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo thực hiện nghiêm quy định phòng, dịch cho trẻ tại trường. Tuy nhiên, trường cũng đã hình dung trước tình hình dù có được hoạt động trở lại thì tỷ lệ trẻ đi học cũng sẽ thưa vắng và phải mất nhiều tháng mới có thể phục hồi sĩ số trở lại.

Cô Đào Thị Phương Thảo, Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Thần Tiên, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì cũng cho biết, việc phải nghỉ học ở nhà quá lâu là một thiệt thòi với trẻ mầm non.

Vì vậy, khi các trường mầm non được cho phép mở cửa trở lại, trường rất mong các cha mẹ học sinh an tâm đưa con trở lại trường. Hiện nay, giáo viên của trường đã được tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19. Vừa qua, dù trường không hoạt động nhưng các cán bộ, giáo viên, nhân viên vẫn luân phiên đi làm, thường xuyên lau dọn, khử khuẩn đồ chơi, phòng học cho trẻ.

Khi trẻ đi học trở lại, trường sẽ thực hiện phân luồng, giãn cách, phân chia nhỏ các lớp để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Các trường sẽ có trách nhiệm phối hợp với gia đình học sinh để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.

Hiện nay, trong bối cảnh dịch, mới chỉ có một số học sinh THPT và học sinh lớp 9 trở lại trường học trực tiếp 1 buổi/ngày. Mới đây, hàng loạt trường THPT tại các quận Ba Đình cũng đã đề xuất chuyển sang học trực tuyến thay cho học trực tiếp. Vì vậy Hà Nội vẫn chưa có phương án mở cửa trường học đối với bậc mầm non. Đa số các cha mẹ có con trong tuổi mầm non cũng chưa có nguyện vọng đưa con trở lại trường học vì e ngại dịch bệnh.

T.T

Tin cùng chuyên mục

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

Tạo động lực, nguồn lực và không gian phát triển cho giáo dục đại học

(PNTĐ) - Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mới, đồng thời lược bỏ các quy định không còn phù hợp như: Phân loại trường theo định hướng, điều kiện thành lập trường thành viên, quy định bắt buộc hội đồng trường với trường thuộc lực lượng vũ trang, thủ tục mở ngành, phân hiệu, kiểm định… nhằm chuẩn hóa hệ thống, giảm thủ tục và thống nhất quản lí.
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số: Vai trò chủ lực của ngành Giáo dục trong chuyển đổi số

(PNTĐ) - Phong trào “Bình dân học vụ số” không chỉ đơn thuần là một hoạt động chuyên môn, mà còn là sứ mệnh chính trị - xã hội của ngành Giáo dục trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước kế thừa và phát triển trong thời đại mới, nơi tri thức, kỹ năng số trở thành công cụ tối quan trọng để nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.