Tuyển sinh đại học 2019: “Xé rào” tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo

Chia sẻ

PNTĐ-Khi mùa tuyển sinh vừa bắt đầu, không ít trường đã “vượt rào” công bố kết quả xét tuyển bằng học bạ ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia.

 
Năm 2019, nhiều trường đã sử dụng hai phương án tuyển sinh song song là xét tuyển bằng học bạ và xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Song, khi mùa tuyển sinh vừa bắt đầu, không ít trường đã “vượt rào” công bố kết quả xét tuyển bằng học bạ ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia.
 
Tuyển sinh đại học 2019: “Xé rào” tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo - ảnh 1
Nhiều trường đại học sẵn sàng “vượt rào” chỉ để tuyển được nhiều thí sinh. (Ảnh minh họa)

 
Ra văn bản “tuýt còi” vẫn sai phạm
 
Năm 2019, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có khoảng 150 trường tuyển sinh theo hình thức học bạ. Tại Hà Nội, nhiều trường đại học công lập có tiếng cũng thông báo xét tuyển học bạ như: đại học Ngoại thương (600 chỉ tiêu), Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Luật Hà Nội (15% chỉ tiêu), Học viện Báo chí và tuyên truyền (30% chỉ tiêu), đại học Mỏ Địa chất (540 chỉ tiêu)…
 
Điều đáng nói, sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi và phổ điểm thi THPT quốc gia, các trường đã nhanh chóng công bố điểm sàn dự kiến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Nhiều trường đại học còn công bố luôn danh sách thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ khi chưa có kết quả xét tốt nghiệp THPT. Đơn cử, trường đại học Công nghệ thông tin TP HCM, đại học Quốc gia TP.HCM, trường đại học Bách khoa TPHCM đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển bằng học bạ ngay sau khi kỳ thi kết thúc.
 
Trường đại học Công nghệ TPHCM còn thông báo những thí sinh trúng tuyển đợt 1 (ngày 30/6) vào trường bằng học bạ nhập học từ ngày 17/7 đến ngày 30/7, sớm hơn thời gian xét tuyển chung. Ngoài ra, một số trường còn kê khai không đúng danh sách giảng viên cơ hữu, công bố điều kiện sức khỏe trong hồ sơ xét tuyển vào ngành không đúng quy chế tuyển sinh... 
 
Qua quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các trường, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT thông tin thêm, các lỗi sai phạm của các trường khá đa dạng. Chẳng hạn, đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường xét tuyển không đúng đề án. Bộ đưa ra quy định tuyển sinh 50% bằng học bạ, 50% là điểm thi THPT quốc gia, nhưng có trường lại xét tuyển đến 80% bằng học bạ.
 
Nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá cả năng lực đào tạo chỉ để đạt mục đích tuyển được nhiều sinh viên. “Có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu trong đề án tuyển sinh, nhưng thực tế chưa có từng ấy. Tới lúc tuyển được nhiều sinh viên, trường mới đi ký hợp đồng giảng viên cho đủ số lượng”, ông Bằng thông tin.
 
Không chấp nhận cạnh tranh “thiếu công bằng”
 
Được biết, từ đầu mùa tuyển sinh, để giảm thiểu các sai phạm, Bộ GD-ĐT đã ra văn bản chấn chỉnh, yêu cầu các trường khẩn trương thực hiện việc báo cáo danh sách giảng viên cơ hữu theo yêu cầu của Bộ; thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng quy định hiện hành về xác định chỉ tiêu và theo đúng đề án tuyển sinh đã công bố; Các trường tổ chức tuyển sinh đúng quy định hiện hành, đúng hướng dẫn công tác tuyển sinh. Các trường không được thông báo kết quả xét tuyển, kết quả trúng tuyển, điểm trúng tuyển… khi người học chưa tốt nghiệp THPT. Ấy thế, vẫn có trường... vượt rào.
 
Theo ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nội, việc nhiều trường đại học xét tuyển học bạ nhưng lại yêu cầu thí sinh xác nhận trúng tuyển trước thời điểm xét tuyển chung là cạnh tranh thiếu công bằng. “Nhiều em đứng trước sự lựa chọn: Xác nhận trúng tuyển thẳng theo học bạ hay là lấy kết quả thi THPT quốc gia để đăng ký xét tuyển vào chương trình hoặc trường theo nguyện vọng. Nếu các trường yêu cầu thí sinh phải xác nhận nhập học sớm là đã tước đi quyền của các em trong đợt xét tuyển chung, ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của các trường khác”, ông Sơn cho biết.
 
TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, để khắc phục tình trạng sai phạm, hay cố tình tuyển thí sinh “dưới chuẩn”, các trường phải báo cáo và công khai toàn bộ danh sách thí sinh trúng tuyển để xã hội giám sát. Nếu các trường tuyển sinh chui, tuyển sinh lậu sẽ bị phạt hành chính, trong vòng 5 năm không được tự chủ tuyển sinh. Hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định, bị phạt hành chính, thậm chí hình sự tùy theo mức độ sai phạm.
 
TS Nguyễn Thị Kim Phụng cũng thông tin, thanh tra Bộ đang xem xét, kiểm tra để xử lý một số trường có vi phạm theo đề án tuyển sinh. Chẳng hạn, trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) đã đưa danh sách hàng loạt giảng viên cơ hữu sai quy định trong đề án tuyển sinh. Thanh tra Bộ cũng đang kiểm tra việc kê khai không đúng quy định trên đề án tuyển sinh của trường ĐH Thành Đông. Ngoài ra, mới đây Bộ cũng đã ký quyết định thanh tra trường đại học Điện lực Hà Nội do liên quan đến những tố cáo sai phạm trong việc nâng điểm, cấp bằng cho sinh viên.
 
Hoa Đỗ

Tin cùng chuyên mục

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có tân Tổng giám đốc

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1279/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Ông Nguyễn Tiến Thanh, Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kể từ ngày 15/5/2024. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

Đồng hành cùng con “vượt vũ môn”

(PNTĐ) - “Việc học thi là việc của con, việc của cha mẹ là hỗ trợ con làm tốt việc học của mình. Cha mẹ cần ý thức rõ vai trò hỗ trợ của mình mà không phải sống thay, quyết định thay cho con” – chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh cho biết.