Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình”

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 14/4, Hội LHPN Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy vai trò của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe kinh nguyệt thanh thiếu niên”, trong khuôn khổ triển khai hoạt động của dự án "Tự tin là chính mình" thành phố Hà Nội quý II năm 2023.

Tham dự chương trình có bà Phí Thị Lệ Dung – Phó Trưởng ban Gia đình Xã hội, Phó Giám đốc Dự án “Tự tin là chính mình” Trung ương; bà Mai Thị Thúy Hảo – Quản lý các chương trình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới – tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam; bà Lê Thị Thiên Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, Trưởng BQL dự án “Tự tin là chính mình” Hà Nội; cùng các đồng chí lãnh đạo Hội LHPN, phòng Lao động, Thương binh và Xã Hội, Trung tâm y tế huyện Ba Vì; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các em học sinh đến từ 23 trường Tiểu học, THCS, THPT tham gia dự án…

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 1
Các đại biểu tham dự chương trình

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Lê Thị Thiên Hương cho biết: Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) thanh thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trước xu thế hội nhập với sự nở rộ của các loại văn hóa phẩm, mối quan hệ rộng mở, lối sống phóng khoáng, sự thiếu hiểu biết về những thay đổi tâm lý, sinh lý tuổi dậy thì... khiến thanh thiếu niên, nhất là trẻ em gái vị thành niên đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là việc mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 2
Bà Lê Thị Thiên Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, Trưởng BQL dự án “Tự tin là chính mình” Hà Nội trao đổi tại diễn đàn

Bên cạnh đó, việc không vệ sinh đúng cách khiến các em dễ mắc các nhiễm khuẩn đường sinh sản, kéo theo những hệ lụy không nhỏ về sau. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự quan tâm giáo dục chưa đúng mức, thói quen ngại chia sẻ thiếu những kiến thức liên quan về giới, về SKSS. Để thanh thiếu niên có đầy đủ kiến thức về thể chất cũng như tinh thần, tự tin bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, hơn lúc nào hết chăm sóc SKSS cho các em gái vị thành niên cần được quan tâm từ các cấp, các ngành, sự chung tay của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 3
Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe chia sẻ của chuyên gia về kiến thức sức khỏe kinh nguyệt

“Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, hoạt động hợp tác ký kết giữa Hội LHPN Việt Nam và Tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam về triển khai dự án “Tự tin là chính mình”; đồng thời xác định được ý nghĩa nhân văn mà Dự án mang lại cho trẻ em và cho cộng đồng, Ban quản lý Dự án “Tự tin là chính mình” Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Phụ nữ, ngành Giáo dục trong triển khai các hoạt động tại 23 trường thuộc Dự án, để thực hiện mục tiêu các trẻ em gái được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có vệ sinh kinh nguyệt góp phần nâng cao sức khỏe của bản thân và trải qua “kỳ nguyệt san” một cách tự tin nhất” – đồng chí Lê Thị Thiên Hương nhấn mạnh.

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 4
Các bạn học sinh sôi nổi thảo luận về các chủ đề liên quan sức khỏe sinh sản trong chương trình

Diễn đàn gồm 2 phiên chính là “thảo luận” và “gặp mặt, đối thoại”. Bằng hình thức đa dạng như tiểu phẩm, video clip, phần trình bày của các em học sinh xoay quanh những nội dung chính: Lo lắng, khó khăn mà các em gặp phải khi bước vào tuổi dậy thì; bố mẹ, thầy cô giáo có thường xuyên chia sẻ với các em thông tin về sức khỏe kinh nguyệt không; rào cản các em gặp phải khi tìm kiếm sự hỗ trợ, tiếp cận dịch vụ y tế nếu có vấn đề sức khỏe kinh nguyệt; đề xuất, gợi ý để các em tự tin quản lý kỳ kinh nguyệt của mình, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh thân thiện… cho thấy thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề sức khỏe sinh sản, điều mà trước đây không phải ai cũng dám nói ra. Qua đó, các em cũng gửi gắm thông điệp và mong muốn sẽ có thêm nhiều buổi tọa đàm, thảo luận, phổ biến kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các học sinh; có đường dây nóng và chuyên gia để được tư vấn kịp thời…

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 5
Bạn Lan Hương – lớp 11A2 trường THPT Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mong rằng sẽ có thêm đường dây nóng để học sinh có thêm kênh chia sẻ khi gặp vấn đề khó nói

Bày tỏ tự thích thú khi được tham gia diễn đàn, bạn Lan Hương – lớp 11A2 trường THPT Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Em từng tham gia nhiều buổi hội thảo khác nhau về vấn đề sức khỏe sinh sản, giới tính. Tuy nhiên đa phần là ở quy mô lớn, nên chủ yếu là chuyên gia nói – học sinh nghe và các bạn có sự tiếp thu một cách thụ động. Nhưng một chương trình tổ chức ở quy mô nhỏ và cởi mở như này, các bạn học sinh có cơ hội trực tiếp thảo luận, mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ cũng như nêu đề xuất của bản thân… thật sự rất bổ ích và cần thiết. Đặc biệt, qua trao đổi mới thấy còn rất nhiều vấn đề về sức khỏe kinh nguyệt tưởng chừng đơn giản nhưng không ít bạn học sinh lại chưa tiếp cận và hiểu đúng về nó. Và nhờ có diễn đàn, chúng em được trang bị thêm thông tin một cách đầy đủ, chính xác hơn”.

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 6
"Xây dựng nhận thức, quyết tâm thay đổi định kiến" về giới, sức khỏe sinh sản là một trong những thông điệp các bạn học sinh mong muốn nhắn gửi thông qua diễn đàn

“Bản thân cũng muốn truyền tải thông điệp vì mỗi người có một đặc điểm nhận dạng khác nhau, bản thân chúng ta sẽ đẹp hơn khi tự tin, có sức khỏe, kiến thức. Để trang bị thông tin và giúp giải đáp thắc mắc về sức khỏe sinh sản, giới tính, ngoài tham vấn trực tiếp qua thầy cô, gia đình, các bạn có thể gọi tới Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 hoặc gửi thắc mắc tới chương trình “Cửa sổ tình yêu” trên VOV để được tháo gỡ” – bà Mai Thị Thúy Hảo, quản lý các chương trình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam tư vấn.

Cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường để các em “Tự tin là chính mình” - ảnh 7
Trong khuôn khổ diễn đàn, Ban tổ chức đã có những phần quà dành tặng các bạn học sinh tại các trường, có nhiều đóng góp cho hoạt động của dự án "Tự tin là chính mình".

Ghi nhận chia sẻ tâm huyết của các cháu học sinh, ý kiến đóng góp, thảo luận của các thầy cô, đại diện ban ngành đoàn thể địa phương, đồng chí Lê Thị Thiên Hương – Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội mong rằng thời gian tới sẽ nhận được nhiều hơn sự quan tâm, tạo điều kiện, phối hợp tham gia của các ban ngành, đoàn thể, nhà trường; cam kết thúc đẩy và phát huy hơn nữa vai trò của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, sức khỏe kinh nguyệt nói riêng cho thanh niên hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

Tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng

(PNTĐ) - Sáng 19/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho lãnh đạo, cán bộ Hội các quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc; các đồng chí là cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Hội LHPN Hà Nội.
Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

Tổng kết tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ năm 2023-2024 trong các cấp Hội

(PNTĐ) - Ngày 15/4, Hội LHPN quận Thanh Xuân đã tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TƯ, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị năm 2023-2024 trong các cấp Hội và Tập huấn Quán triệt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng

(PNTĐ) - Ngày 17/4, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp tập hợp, thu hút phụ nữ trên không gian mạng”. Chủ trì hội thảo có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.