Hội LHPN huyện Thanh Trì:

Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”,

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 29/1, Hội LHPN huyện Thanh Trì tổ chức Tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình “Khu di tích lịch sử kiểu mẫu”; Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”; học tập, giáo dục truyền thống tại Khu di tích thôn Nguyệt Áng và Khu trưng bày Nón lá truyền thống thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Nguyên Nhung, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Phát huy phẩm chất người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch”, những năm qua, việc tổ chức triển khai, tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ trong huyện thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội được Hội LHPN từ huyện tới cơ sở duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị, nơi công cộng.

Năm 2023, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Kinh tế huyện tổ chức ra mắt 3 mô hình điểm tại các xã Đông Mỹ, Vạn Phúc, Liên Ninh. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo Hội cơ sở tổ chức tuyên truyền, ra mắt 7 mô hình tại các xã Ngũ Hiệp, Duyên Hà, Yên Mỹ, Tân Triều, Thị trấn Văn Điển.

Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”, - ảnh 1
Đồng chí Phạm Nguyên Nhung, Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Trì phát biểu tại Hội nghị

Năm 2024, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động CBHVPN thực hiện các thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, triển khai xây dựng mô hình “Khu Di tích lịch sử kiểu mẫu”, “Thôn/Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu”, “Chợ văn minh an toàn hiệu quả”.

Như nhiều làng quê có truyền thống hiếu học ở nước ta, làng khoa bảng Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, được mệnh danh là “đất Trạng” bởi có nhiều người đỗ đạt, làm quan trong triều đình. Phát huy truyền thống quê hương, người dân thôn Nguyệt Áng nói riêng và nhân dân xã Đại Áng nói chung luôn chú trọng đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng Thủ đô, đất nước và Huyện Thanh Trì ngày càng hiện đại, văn minh. Đại Áng cũng là xã đầu tiên của huyện Thanh Trì hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, là một trong 2 xã của Huyện đạt NTM kiểu mẫu toàn diện.

Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”, - ảnh 2
 Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”.

Tiếp nối truyền thống đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ xã Đại Áng sẽ tiếp tục tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, của Thành phố, của Huyện và của Hội cấp trên; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trên địa bànt hực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước của địa phương, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống.

Ra mắt mô hình “Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng, Đình Nguyệt Áng kiểu mẫu”, - ảnh 3
Học tập, giáo dục truyền thống tại Khu di tích thôn Nguyệt Áng và Khu trưng bày Nón lá truyền thống thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng.

Đồng thời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia,  xây dựng Khu di tích Văn chỉ Làng khoa bảng thôn Nguyệt Áng, Đình Nguyệt Áng trở thành khu di tích lịch sử kiểu mẫu của huyện Thanh Trì, Thủ đô Hà Nội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

Gần 57.000 phụ nữ tại Hà Nội sẽ được khám miễn phí ung thư vú, cổ tử cung trong năm 2025

(PNTĐ) - Với mong muốn “không để phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau” trong hành trình bảo vệ sức khỏe, năm 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai chương trình khám, tầm soát và truyền thông phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn 18 huyện và thị xã của Thủ đô.
Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Giáo dục truyền thống cho phụ nữ Thủ đô trong kỷ nguyên mới không chỉ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ mà còn là bước đi chiến lược để phụ nữ Thủ đô tự tin khẳng định vị trí của mình, đưa Thủ đô và đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.
Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.