Bài học đau lòng: Chồng cục cằn, vợ bướng bỉnh

Chia sẻ

PNTĐ-Trong lúc nóng giận, người chồng đã nhẫn tâm tưới xăng lên người vợ rồi châm lửa đốt. Bi kịch đau lòng xảy ra hôm 4/9 đã làm xôn xao cả thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh.

 
Tưới xăng đốt để… dọa  vợ
 
Chị Nguyễn Thị Thư vừa mới được chuyển từ khoa Cấp cứu sang điều trị tại khoa Bỏng người lớn, Viện bỏng quốc gia. Trong phòng bệnh, chị Thư vẫn cố gắng mấp máy môi hỏi thăm tình hình của chồng và các con. Chị chỉ mong chồng chị sớm được tại ngoại để chăm sóc hai con thay mẹ chồng già yếu. Toàn thân chị được băng bó trắng xóa, các vết bỏng sưng rộp giờ đã bắt đầu se lại, nước từ một số vết thương hở bắt đầu ứa ra. 2/3 khuôn mặt chị bị cháy xém. Sau mấy ngày được điều trị tích cực, chị Thư đã uống sữa và ăn cháo được.
 
Bài học đau lòng: Chồng cục cằn, vợ bướng bỉnh - ảnh 1
Bà Thực (mẹ Đông) bây giờ là người chăm sóc 2 cháu nội
 
Người luôn ở bên cạnh chăm sóc chị Thư từ khi chị nhập viên là bố chị - ông Nguyễn Văn Chi. Mấy ngày trông con, khuôn mặt ông càng hốc hác, đôi mắt trũng sâu, mệt mỏi. Ông thương con đã đành, ông cũng giận các con “trẻ người non dạ”, vì mâu thuẫn cỏn con mà phá vỡ hạnh phúc gia đình. Giờ, con gái ông đang nằm viện với thương tích đầy mình, con rể đang bị bắt tạm giam với hành vi “cố ý gây thương tích”, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do hai bên nội ngoại thay nhau quán xuyến.  Ông thương nhất là hai đứa trẻ còn quá bé mà phải chứng kiến cảnh đau lòng này.
 
Trước khi sự việc xảy ra, khoảng 11h ngày 4/9, hai vợ chồng chị Thư đã xảy ra cãi nhau trong việc làm đồng. Đông bỏ đi làm giúp rồi ở lại ăn cơm, uống rượu nhà người quen. Đến khoảng 15h cùng ngày, Đông về nhà lấy chai xăng A92 đổ vào máy bơm nước để chuẩn bị đi làm đồng. Trong chai còn khoảng 2 – 3 chén xăng, định dùng để đổ tiếp vào máy phun thuốc trừ sâu. Về nhà gọi vợ, nhưng vợ vẫn ôm con nằm ngủ trên giường, không đáp trả. Bực bội, Đông gọi con gái 5 tuổi đang ngủ cùng mẹ ra ngoài để “dạy vợ”.
 
Mặc chồng quát nạt, chị Thư cứ nằm im trên giường. Cơn nóng giận bùng phát, Đông cầm chai xăng tay đổ thẳng vào người vợ. Chỉ khi người chồng châm lửa, cô vợ mới nhảy xuống nền nhà. Thấy vợ bị cháy, Đông sợ hãi, vội chăn dập, hai phút sau, đám lửa trên người chị Thư mới tắt.
 
Khi sự việc xảy ra, bà Trần Thị Thực, mẹ Đông đang ngủ với cháu gái thứ hai ở phòng bên. Không thấy tiếng con dâu đáp lại hay kêu cứu, bà cứ nghĩ, hai đứa lại cãi nhau như mọi khi. Khi thấy khói khét lẹt bay ra, bà mới vội vã cùng hàng xóm chạy vào thì thấy con dâu đã đen sạm dưới đất.
 
Lê Văn Đông bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích. Tại cơ quan công an, Đông run rẩy: “Cháu đốt vợ là để dọa cho nó sợ chứ không có mục đích hại vợ”. Ông Phạm Văn Tứ, Phó Trưởng công an xã Đại Thịnh hỏi lại: “Đến lúc vợ chết thì cháu có dọa được nữa không?”. Đông ấp úng: “Cháu không biết”.
 
Cũng theo ông Tứ, Đông không phải là kẻ nghiện rượu nhưng cứ rượu vào là không làm chủ được bản thân. Bản thân Đông mới chỉ học hết lớp 5, tính tình cộc cằn, thô lỗ, viết một bản kiểm điểm cũng không xong.

Bài học “cơm sôi nhỏ lửa”
 
 Hai vợ chồng một nằm viện, một đang bị tạm giam, gia đình nội ngoại thay nhau chăm sóc hai đứa cháu nhỏ và chạy vạy khắp nơi trang trải viện phí.
 
Thường ngày, Đông và vợ thường xảy ra mâu thuẫn. Đông tính khí nóng nảy, thỉnh thoảng uống rượu thì không làm chủ được hành vi, Thư lại bướng bỉnh, không nhường nhịn chồng. Theo ông Tứ, cách đây 1 tháng, Đông đánh vợ đến nỗi phải vào trạm y tế xã khâu và băng bó vết thương. Sự việc “dọa vợ” vừa rồi là đỉnh điểm của những xung đột trong gia đình Thư – Đông.
 
Bà Nguyễn Thị Hòa, Chủ tịch Hội LHPN xã Đại Thịnh cho biết: “Sự việc xảy ra cũng có một phần là do lỗi của cô Thư. Chồng đã có chút men vào, vợ lại bướng bỉnh, thi gan với chồng. Nếu chị Thư thấy chồng đổ xăng thì chạy đi,  sau đó đợi chồng bình tĩnh rồi nói chuyện thì sự thể đâu ra nông nỗi này”. Bà Hòa cho rằng, trong gia đình, người vợ cũng nên khéo léo “cơm sôi nhỏ lửa”, cùng nhau hóa giải mâu thuẫn. Khi sự cố xảy ra, bố mẹ hai bên cũng cần có tiếng nói góp ý cho con gái, con rể, tránh để đến mức ảnh hưởng đến thân thể, nhân phẩm và phá vỡ hạnh phúc gia đình.
 
Chỉ vì suy nghĩ nông nổi, hành vi đốt vợ của Đông chắc chắn chịu trừng phạt thích đáng của pháp luật dù hai bên gia đình có mong muốn xin giảm nhẹ. Vết sẹo trên người chị Thư có thể sẽ mất đi nhưng vết sẹo tâm hồn của những đứa trẻ vô tình chứng kiến cảnh bạo hành của bố đối với mẹ thì khó lành lại.
 
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.