Cá nhân bị phạt tối đa 30 triệu đồng cho một hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới

Chia sẻ

Từ 1/1/2022, Nghị định số 125/2021/NĐ-CP (Nghị định 125) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới sẽ có hiệu lực thi hành, thay thế cho Nghị định số 55/2009/NĐ-CP (Nghị định 55) trước đó., với những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng.

Nghị định gồm 4 chương, 23 điều quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới,... với nhiều điểm mới.

Từ 1/1/2022, áp dụng quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo Nghị định 125 của Chính phủTừ 1/1/2022, áp dụng quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới theo Nghị định 125 của Chính phủ

Theo đó, Nghị định 125 sửa đổi, bổ sung các quy định chung nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. So với Nghị định 55 trước đó, Nghị định mới đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về các đối tượng áp dụng; các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện và hành vi vi phạm đã kết thúc; điều chỉnh mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực bình đẳng giới và bổ sung quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số lợi bất hợp pháp do vi phạm mà có và nộp trả giấy tờ, văn bản có chứa nội dung sai lệch. 

Nghị định 125 quy định đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính và các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị, kinh tế, giáo dục, lao động, văn hóa, thể dục, thể thao..., cụ thể như: rà soát, loại bỏ các hành vi trùng lặp; bổ sung quy định viện dẫn sang các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan bình đẳng giới; Sửa đổi hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với một số hành vi;…

Để tăng tính răn đe và phòng ngừa các hành vi liên quan tới bình đẳng giới, Nghị định 125 đã bổ sung hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm; điều chỉnh nâng mức phạt tiền, đồng thời bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo đối với một số hành vi nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung. Bên cạnh đó, Nghị định cũng đã bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm về bình đẳng giới như: hành vi phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; hành vi ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới; hành vi vận động, xúi giục, ép buộc hoặc cản trở người khác tham gia học tập, đến trường, lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính,…

Về việc điều chỉnh các quy định liên quan tới thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, Nghị định này cũng bỏ các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự,... do đã được quy định và thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thêm vào đó, Nghị định bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát biển; thêm các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của từng chức danh trong lĩnh vực bình đẳng giới; quy định cụ thể việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức, Nghị định này quy định như sau: Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30  triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định 125 được ban hành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Luật Bình đẳng giới, Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Đây là hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, góp phần đảm bảo và thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói riêng và các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới nói chung.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.