Để con có một tuổi thơ hạnh phúc

Chia sẻ

Anh Đức đã góp phần xóa định kiến việc chăm sóc, nuôi dạy con chỉ dành cho phụ nữ bằng cách lập ra các fanpage để các ông bố chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con. Một trong những hoạt động vui chơi thú vị mà anh Đức dành cho con là sáng tác các ca khúc và cùng con biểu diễn. Các video của hai bố con đã thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.

Anh Đức cùng con trai say sưa hát trong các clipAnh Đức cùng con trai say sưa hát trong các clip (Ảnh: NVCC)

Làm cha là thế

Mới đây, những bài hát thú vị được cover bởi bố con Sâu đã trở thành hiện tượng mạng. Anh Lê Xuân Đức (SN 1987, trú tại TP Hà Nội) là chủ của fanpage và kênh Youtube “Bố Con Sâu” với hàng triệu lượt theo dõi. Anh thường xuyên viết lại lời bài hát trên nền nhạc của những ca khúc quen thuộc. Lời bài hát mà anh viết thường rất có ý nghĩa, thể hiện tình cảm cha con và tình cảm gia đình sâu sắc. Trong những ngày cả nước gồng mình chống dịch Covid-19, những bài hát như “Bạch Mai đánh giặc vô hình”, “Đà Nẵng ơi, tổ quốc đang hướng về”… trở thành nguồn cổ động lớn cho người dân và các bác sỹ trong cuộc chiến chống dịch bệnh.

Điều đặc biệt là những bài hát đó đều xuất hiện một bé trai 4 - 5 tuổi, là con trai anh, tên ở nhà là Sâu. Trong các video, Sâu thường xuyên song ca với bố và phụ họa theo rất nhiệt tình, biểu cảm vô cùng đáng yêu. Bất kỳ ai xem video của bố con Sâu đều cảm nhận tình yêu anh dành cho con trai vô cùng lớn.

Anh Đức công tác trong ngành truyền thông, là nhạc sỹ chuyên sáng tác nhạc quảng cáo cho các đơn vị. Theo anh Đức, bé Sâu cũng có chút năng khiếu âm nhạc, câu chữ tròn vành, giọng trong, sáng và cao. Bé lại thích hát. Vì vậy, anh sáng tác nhạc và cùng con thể hiện các ca khúc là một trong những hoạt động vui chơi mà anh dành cho con trai. “Hiện nay, tôi đã sáng tác được khoảng gần 30 bài hát dành riêng cho con trai, có nhiều bài được triệu view. Sâu cảm thấy rất thích thú và hào hứng khi hai bố con cầm đàn hát như vậy” – anh cười.

Không dùng đòn roi để dạy con

Anh Đức cho biết, công việc của anh khá bận rộn, đôi khi đòi hỏi sự tập trung rất cao. Tuy nhiên, khi về đến nhà, anh đều dành trọn vẹn thời gian cho con.“Các ông bố, bà mẹ nhiều khi chơi với con nhưng tay vẫn cầm điện thoại, để con tự chơi với đống đồ chơi có sẵn. Thực sự đó chỉ là “trông con” chứ không phải “chơi với con” đúng nghĩa. Chúng ta cần hòa vào các trò chơi với con để định hướng cách chơi của con nữa” – anh Đức nói.

Buổi sáng, anh đưa con trai đi học, hai bố con dành 15-20 phút nói chuyện với nhau. Lúc đi làm về, Sâu sẽ được mẹ đón về, ăn cơm rồi học bài một lúc, sau đó Sâu và bố thường chơi “đánh trận giả” với đủ các siêu anh hùng, khủng long, rồng và… xe máy xúc. “Trò chơi tưởng chỉ có trẻ con thích, nhưng chơi mãi, bố Sâu cũng bị cuốn theo.

Theo anh Đức, nhiều cha mẹ vẫn cho rằng, đòn roi vẫn được coi là cách nhanh và hiệu quả nhất để thay đổi và định hướng hành vi của con trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đòn roi không những không giúp trẻ cư xử tốt hơn mà còn có những tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. “Là một người cha, tôi luôn mong muốn được đồng hành cùng con để con được lớn lên trong tình yêu thương. Đó là hành trang nuôi dưỡng tâm hồn con khi trưởng thành” – anh Đức tâm sự. Anh nhớ lại, có lần anh đã đánh con vì con không nghe lời. “Con trai tôi lúc đó sững sờ, mất 10 giây sau mới khóc. Nghe tiếng con khóc, tôi thực sự thấy ân hận vì lúc đó, tôi có thể có nhiều cách giải quyết hơn là đánh con” – anh nói.

Cách nuôi dạy con của anh được nhiều người biết đến. Trong các trang fanpage “Bố con Sâu” hay một số nhóm “Làm cha là thế”, “Chuyện trong nhà”, anh là thành viên tích cực chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, trong đó có kinh nghiệm của anh trong việc giải quyết các tình huống của con nhỏ như con bướng bỉnh, không nghe lời, mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con của bố mẹ với ông bà, khi con mê xem điện thoại, khi con không chịu đến trường hay cách tương tác với con để đạt hiệu quả, giúp con đam mê tiếng Anh… Những vấn đề mà anh chia sẻ là hành trang giúp cho nhiều ông bố khác có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với con lẫn bố mẹ, góp phần giúp cho việc nuôi dạy con của họ bớt gian nan.

HỒNG NHUNG 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.