Diễn đàn “Bạn đời ngoại tình”:

Chia sẻ
 
Tôi đã tha thứ nhưng chồng vẫn ngựa quen đường cũ?
 
Ai cũng cho rằng khi chồng ngoại tình thì vợ nên tha thứ để gia đình không đổ vỡ. Tôi cũng đã có suy nghĩ như thế, chấp nhận bao dung tha thứ cho chồng khi anh ngoại tình với một đồng nghiệp. Vậy nhưng, lòng bao dung của tôi không có tác dụng nhiều, bởi sau đó anh lại “ngựa quen đường cũ”.  
 
Tôi tình cờ phát hiện chồng ngoại tình khi đưa con đi học thêm. Hôm đó, chồng tôi gọi điện báo tối nay không về ăn cơm nhà vì phải đi tiếp đối tác. Do công việc của chồng tôi luôn phải giao tiếp với khách hàng nên tôi không hề nghi ngờ. Tôi cũng có niềm tin sau một lần sa ngã, anh sẽ không bao giờ tái phạm. Nhưng, hôm ấy, tôi nhìn thấy biển số xe quen thuộc của chồng ở phía trước. Trên xe, chồng tôi đang đèo một cô gái bịt khẩu trang kín mặt. Họ nhanh chóng rẽ vào một nhà nghỉ nằm khuất trong ngõ nhỏ. Đưa con vào lớp học thêm tôi quay trở lại nhà nghỉ đó.
 
Tôi ngồi ở quán cà phê bên cạnh, chờ đợi hơn 1 giờ thì chồng tôi và cô gái đó quay ra. Tôi đứng lên, bước ra trước mặt anh đủ để nhận thấy được sắc mặt chồng đổi màu như thế nào. Lần này, tôi suy sụp nặng. Chồng tôi trở về, thanh minh giống như lần trước “anh bị người ta đưa vào bẫy tình”. Bố mẹ chồng biết chuyện, lại một lần nữa khuyên tôi nên bao dung, bởi các con tôi đang ở tuổi dậy thì, chúng sẽ dễ hư hỏng nếu như bố mẹ chia tay. Tôi vì con, nén lòng chấp nhận tha thứ cho anh một lần nữa. 
 
Cho tới lần thứ ba anh lầm đường lạc lối thì sức chịu đựng của tôi đã quá giới hạn. Hình như sự tha thứ của tôi càng tạo cơ hội cho anh “ngựa quen đường cũ”. Vậy nên, những người vợ có chồng ngoại tình hãy cân nhắc trước việc tha thứ. Bởi với một người chồng sống ích kỷ, coi trọng thú vui trai gái hơn hạnh phúc gia đình thì sự tha thứ của người vợ là một sai lầm. 
 
Nguyenanhtuyet@gmail.com
 
Tôi suýt mất con khi vợ ngoại tình
 
Tôi là một người chồng đã và đang chịu nỗi đau bạn đời ngoại tình. Đối với tôi, đây là một “nỗi đau kép” trong cuộc đời. Dù sự việc đã trôi qua hơn hai năm nhưng cuộc sống của tôi vẫn còn chịu hệ lụy từ việc vợ phản bội. 
 
Vợ tôi là một phụ nữ xinh đẹp, làm nghề hướng dẫn viên cho một công ty du lịch nước ngoài có văn phòng đại diện ở Việt Nam. Do tính chất nghề nghiệp, cô ấy thường phải đi công tác, gặp gỡ những du khách nước ngoài, trong đó có rất nhiều khách là nam giới. Cho đến bây giờ, tôi không thể nào quên được ngày con gái 14 tuổi phát hiện ra mẹ mình ngoại tình. Con bé đi dã ngoại cùng lớp học ở Sapa và phát hiện ra mẹ nó cùng với một người đàn ông ngoại quốc ở trong một khách sạn VIP.
 
Nó âm thầm theo dõi nhất cử nhất động của mẹ, chụp lại những hình ảnh tình tứ của hai người. Nó sốc đến nỗi gọi tôi phải lập tức lên trên đó. Tôi bỏ việc lên Sapa chứng kiến cảnh con gào thét trước mặt vợ, rồi chạy thục mạng ra đường lao vào chiếc ô tô đang chạy ngược chiều. Sau khi thoát khỏi nguy kịch, con gái tôi bị trầm cảm, phải nghỉ học mấy tháng để chữa bệnh. Cứ nhìn thấy mặt mẹ là con la hét không ngừng, vợ chồng tôi phải sống ly thân để không ảnh hưởng đến con gái. 
 
Cuộc hôn nhân của chúng tôi rơi vào địa ngục, tôi vừa đau khổ khi vợ phản bội vừa thương con trẻ. Sự tổn thương của con là nguyên nhân khiến vợ chồng tôi không thể sống tiếp với nhau. Dù cố gắng để bao dung lỗi lầm của vợ nhưng nhìn con gái đau khổ là tôi lại không chịu được.
 
Chúng tôi ly hôn, con gái tôi vẫn chưa chấp nhận lại mẹ nó, mất niềm tin vào mái ấm gia đình. Tuổi còn trẻ nhưng tôi không thể nào nghĩ đến chuyện tái hôn vì sợ con gái lại tổn thương thêm một lần nữa. 
 
Vợ chồng nếu không còn yêu thương nhau, hãy chia tay trong văn minh, đừng vì lý do nào đó mà lén lút ngoại tình để rồi gây tổn thương cho bạn đời, tạo bi kịch lớn cho con trẻ vô tội. Nếu đã ngoại tình, dù tha thứ hay không đều để lại nỗi rất lớn cho gia đình mình. 
 
 
Nguyễn Đình Q 
(Bắc Từ Liêm, HN)

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.