Đừng để con trở thành nạn nhân của những trò đùa

Bài và ảnh: Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) -Mới đây, có thông tin học sinh lớp 9 ở Hà Nội vì bị bạn bè trêu chọc dẫn đến uất ức nhảy từ tầng 3 xuống. Đau lòng hơn là trên mạng xã hội có nhiều bình luận theo kiểu “trêu thế thôi mà cũng phải làm vậy”.

Đừng để con trở thành nạn nhân của những trò đùa - ảnh 1
Ảnh minh hoạ 

Minh Đức (một du học sinh Việt Nam tại Mỹ) suy nghĩ ngược lại với những bình luận kia, vì theo bạn “nếu không trải qua những uất ức kiểu như vậy, mọi người không biết nó kinh khủng tới nhường nào”. Đức từng là “nạn nhân” của lời trêu chọc, hay nói đúng hơn là chế giễu của người bạn học cùng trung học. “Lớp tổ chức 8/3. Con trai cả lớp góp tiền mua hoa tặng các bạn gái. Đến cuối buổi, cô giáo gọi các bạn nam lên trước bục giảng để tuyên dương. Mình không thích trò này, vì học đường thuở ấy luôn có một sợi dây ngăn cách giữa “nam sinh” và “nữ sinh”. Một bạn trong lớp đẩy mình xuống và nói: “Đức có phải con trai đâu”. Mình chạy ra khỏi lớp, vừa chạy vừa khóc. Đằng sau mình có tiếng của một bạn nào đó “trêu thế thôi mà cũng khóc”, Đức - một thành viên tích cực, sôi nổi và truyền cảm hứng của cộng đồng LGBT kể lại ký ức của mình.

Có một thực trạng đáng buồn hiện nay là tỷ lệ bắt nạt học đường bằng lời nói hiện nay đang khá phổ biến. Sẽ là sai lầm nếu các bậc phụ huynh xem nhẹ việc con bị trêu chọc, chế giễu và không lường trước hậu quả có thể xảy ra.

Theo chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc có thể theo trẻ đi đến suốt cuộc đời và gây ra rất nhiều các vấn đề tâm lý nguy hiểm như trầm cảm hay chứng sợ xã hội. Ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc có thể khiến con học hành sa sút, sợ hãi khi đến trường, luôn muốn chuyển lớp, ngày càng trở nên tự ti. Tỷ lệ trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu hay chứng sợ xã hội ngày càng tăng chính là hệ lụy từ những ảnh hưởng tâm lý khi bị bạn bè trêu chọc. Nếu không được giúp đỡ kịp thời, trẻ có thể mang những ám ảnh này đến suốt cuộc đời, không thể nào vượt qua, thậm chí nảy sinh các tư tưởng thù hằn, muốn trả thù. 

 “Chúng tôi từng thống kê các bạn học sinh sẽ làm gì khi bị bạn bè trêu chọc, có khoảng 38,8% trẻ cho biết sẽ đối chất lại ngay với bạn, 29,6%  sẽ dùng hành động như đánh trả bạn và khoảng 36,7% sẽ nói cho gia đình. Tuy nhiên cũng khoảng 4% trẻ sẽ chỉ im lặng và không làm gì. Nhóm này chính là những trẻ bị cô lập, có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn, ít nhận được sự giúp đỡ nên con thường chấp nhận cam chịu”- chuyên gia Hải Yến cho hay.

 Chuyên gia cũng gợi ý một vài cách để cha mẹ giúp con đối diện và vượt qua những lời trêu chọc khó chịu. Đó thường xuyên nói chuyện và lắng nghe con tâm sự. Cha mẹ có thể dạy con mạnh mẽ, lờ đi những câu trêu đùa “vô duyên” đó; nhưng cũng có thể dạy con cách “cầu cứu” người lớn nếu con cảm thấy khó chịu thật sự. Cha mẹ cần phải thiết lập mối liên hệ tốt với các giáo viên ở trường để có thông tin đầy đủ, nhanh chóng và cách giải quyết thấu đáo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...