Nhớ dưa, cà muối của mẹ

Chia sẻ

Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, quê nhà lẫn thành phố đều nằm trong vùng bị cách ly, phong tỏa, mẹ chẳng thể ra phố cùng con cháu như trước. Hũ muối dưa cà của mẹ nay trống trơn một góc bếp. Chỉ là món phụ mẹ làm nhưng thiếu nó, bữa cơm của các con thiếu đi sự mặn mà.

Mâm cơm gia đình không bao giờ thiếu món cà muối mẹ làm. Ảnh minh họaMâm cơm gia đình không bao giờ thiếu món cà muối mẹ làm. Ảnh minh họa

Nhịp sống công nghiệp chốn thị thành, hai vợ chồng quen vị các bữa cơm công sở nhiều hơn là cơm nhà. Thỉnh thoảng, con vào chợ nhìn những lọ dưa cà muối bày bán, chợt nhớ quay quắt hương vị mắm muối dưa cà mẹ làm, bèn mua một ít về ăn, nhưng chẳng ai muối được vị dưa cà giống của mẹ. Mỗi lần có dịp về quê, món đầu tiên con để ý trong mâm cơm không phải là thịt, cá mà là bát cà muối xổi, đĩa dưa chua do mẹ làm. Món phụ của bữa cơm nhưng hương vị của nó giúp cả bữa ăn đậm đà lên. Ngày quay về phố, trong hành trang mang theo không bao giờ thiếu lọ dưa muối, cà muối của mẹ.

Thương hai vợ chồng trẻ, bìu ríu con nhỏ, mẹ bảo với bố và các anh chị "nhường mẹ" cho em út vài năm. Mấy năm nay mẹ để bố lại với các anh chị ở quê rồi ra phố cùng vợ chồng con gái út, làm quản gia kiêm bảo mẫu.

Có mẹ ở cùng, bốn mùa trong nhà con gái luôn có dưa cà mắm muối để ăn. Vợ chồng cứ thế quen miệng với vị mặn mà của dưa cà muối đến nỗi "nghiền" luôn hàng ngày. Mẹ khéo léo công việc bếp núc nên với nguyên liệu cà muối, dưa muối có thể biến tấu thành những món ăn chính cho bữa cơm khi kết hợp nó với một nguyên liệu khác để nấu. Từ lúc nào, những bữa cơm công sở không còn hấp dẫn, thay vào đó là những cặp lồng với những món ăn mẹ nấu từ dưa muối, cà muối được hai vợ chồng mang theo hàng ngày. Bữa trưa công sở, mở cặp lồng ra, hai vợ chồng thích thú trước sự thèm thuồng của đồng nghiệp. Hóa ra, với nhiều người, những món ăn từ dưa muối, cà muối của những người mẹ ở quê tự tay làm vẫn luôn thường trực trong nỗi nhớ. Về nhà, mẹ nghe con gái kể chuyện đồng nghiệp thèm món dưa cà muối với niềm vui khe khẽ. Từ hôm đó trở đi, trong cặp lồng cơm của mỗi người mang đi nặng hơn, kèm câu dặn dò của mẹ: "Mẹ làm nhiều hơn cho mỗi đứa, anh chị nào thích thì chia cho họ cùng ăn".

Trước khi dịch bùng phát, bố ốm, mẹ về quê rồi bị kẹt lại luôn. Giãn cách, vợ chồng ở nhà làm việc online, thực hiện luôn nhiệm vụ "kép": Vừa làm việc, vừa nội trợ trông con. Bữa cơm gia đình được duy trì nhiều hơn nhưng chẳng thể đậm đà như những ngày có mẹ vào bếp. Đặc biệt, món dưa cà muối thiếu hẳn. Con gái học mẹ kiểu gì cũng chẳng thể thành công, muối dưa cà lần nào thì lần đó hỏng. Mỗi lần nghe con gọi điện về báo thất bại trong việc muối dưa, cà, bố lại cười bảo: "Đó là tay nghề của mẹ con, cả họ nhà mình mỗi bà ấy có "mát tay" muối dưa cà, làm mắm nhất”.

Có những món ăn ngỡ chỉ là kỷ niệm của thời khốn khó trong tuổi thơ, nhưng nó lại gắn bó và theo ta suốt cả cuộc đời. Cũng như món dưa cà muối của mẹ, là món phụ của bữa cơm nhưng thiếu nó lại khiến bữa cơm bớt đi một vị mặn mà. Bởi kèm trong đó là vô vàn tình yêu của người mẹ.

KHÁNH LINH

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.