Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại

Chia sẻ

Những ngôi nhà ngày càng to nhưng gia đình ngày một thu nhỏ lại, nhà đẹp hơn nhưng những gia đình yên ấm lại ngày càng ít hơn... Đó là nghịch lý trong những gia đình hiện đại.

 
Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển. Mỗi người đều tất bật trong cuộc mưu sinh và làm giàu, để khẳng định bản thân không thua kém ai. Nhờ sự cố gắng đó, cuộc sống của từng gia đình ngày càng được đủ đầy, tiện nghi... nhưng sao có những ngày khi trở về nơi nhà, ta vẫn cảm thấy có chút gì đó thiếu vắng. Đó là lúc nhiều người tự đặt cho mình câu hỏi: "phải chăng mình đã lãng quên điều gì trong cuộc sống hối hả này"?

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 1
 
Những ngôi biệt thự, những căn chung cư cao cấp nhiều phòng với cánh cửa dày khép kín là rào cản cho những buổi chuyện trò chung của gia đình. Còn đâu những bữa cơm thân mật, khi cả nhà quây quần bên chiếc tivi cũ, vừa xem, vừa kể cho nhau những câu chuyện công việc, trường lớp hàng ngày.

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 2

Công nghệ hiện đại khiến người ta vươn xa đến tầm quốc tế, rút ngắn khoảng cách địa lý nhưng lại làm gia tăng khoảng cách gia đình. Có bao giờ trong gia đình bạn, dù ở chung một căn phòng chỉ 10 mét vuông, nhưng người thì chúi đầu vào laptop, người lại cắm cúi vào điện thoại di dộng với những người bạn ảo của mình?

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 3

Cuộc sống hối hả với những áp lực từ công việc, từ cơm - áo - gạo - tiền khiến người ta chỉ muốn "xả" ra với những điều bức xúc trong lòng mình mà quên mất "lắng nghe", để thấu hiểu, để biết rằng, những gánh nặng đó chẳng của riêng ai.

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 4

Nhiều người có thể dành cả tiếng đồng hồ để nghe một người bạn chưa từng gặp mặt, nhưng không thể dành đôi ba phút để thăm hỏi người hàng xóm cạnh nhà. Có lẽ họ đã quên mất câu "bán anh em xa, mua láng giềng gần".

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 5

Các thiết bị di động tích hợp đủ chức năng nghe nhạc, xem phim với hàng chục trò chơi điện tử giúp bạn giải trí bất cứ lúc nào. Nhưng rồi, bạn giật mình nhận ra, từ công việc đến giải trí vẫn chỉ là những thiết bị điện tử mà thôi. Bạn có nhớ nổi lần cuối cùng mình thư thả đi dạo ngắm bình minh, hít thở không khí trong lành, để cho cả cơ thể và tâm hồn hòa vào thiên nhiên là khi nào không?

Những nghịch lý trong cuộc sống gia đình hiện đại  - ảnh 6

Mọi thứ trên đời này đều có thể thay đổi. Những hào nhoáng có thể biến mất. Bạn thành công không có nghĩa không có lúc thất bại. Những huyên náo ồn ào rồi sẽ khiến bạn mệt mỏi. Chỉ có một nơi mãi mãi không bao giờ thay đổi, một nơi bình yên sẵn sàng mở cửa đón bạn bất cứ lúc nào. Đó chính là gia đình. Bởi vậy, đừng quên dành thời gian cùng người thân vun đắp những khoảnh khắc ngọt ngào và đáng nhớ.
 
Theo Tri Thức Trẻ

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.