Nỗi đau “con không chọn mẹ”

Chia sẻ

PNTĐ-Thằng bé chưa kịp lớn thì hôn nhân của chị đổ vỡ, bấy giờ lẽ sống của chị là con nhưng nó đã không lựa chọn chị...

 
Nỗi đau “con không chọn mẹ” - ảnh 1
 Ảnh minh họa

 
Cuộc hôn nhân của anh chị rạn vỡ vì bất đồng quan điểm sống. 8 năm, anh chị cố gắng duy trì hôn nhân chỉ vì nghĩ con cần có một mái ấm gia đình đầy đủ. Nhưng rồi, cái sự cố gắng ấy cũng đến lúc chạm vào giới hạn cuối cùng. Họ không thể sống bên cạnh nhau, làm vợ chồng của nhau được nữa.
 
Ly hôn, tài sản lớn nhất của chị là đứa con trai 7 tuổi. Chị có nguyện vọng được nuôi con nhưng khi hỏi ý kiến con muốn về sống cùng bố hay mẹ sau khi hai người không còn sống chung một nhà nữa, thằng bé trả lời không chút đắn đo: “Con muốn sống với bố!”. Chị choáng váng, gặng hỏi: “Vì sao con không muốn về sống cùng mẹ?”. Nó lại trả lời nhanh đến nỗi chị tưởng như có ai bóp nghẹn trái tim mình. “Vì con yêu bố hơn mẹ”.
 
Chị không phải là người mẹ tồi nhưng cách yêu chiều con bao nhiêu năm qua của anh đã khiến nó “yêu bố nhiều hơn mẹ”. Chồng chị là người làm ra kinh tế, còn chị từ lúc cưới nhau đến bây giờ chỉ ở nhà nội trợ. Vợ chồng bất đồng quan điểm sống không hạnh phúc nên anh dồn tất cả yêu thương cho con. Anh yêu con đến độ quên mất cái gì nên và không nên trong cách dạy con. Có tiền, anh đền bù cho con bằng vật chất, nó muốn gì anh đều đáp ứng. Còn chị, thường xuyên uốn nắn con hàng ngày, không yêu chiều thái quá nên thằng bé có ác cảm với mẹ. Nó xa rời chị, lúc nào bố cũng là nhất, còn mẹ là người vô dụng nhất trong nhà. Từ lúc nào, nó hình thành nên suy nghĩ yêu bố hơn mẹ, còn chị vẫn duy trì quan điểm “yêu cho roi cho vọt” với suy nghĩ sau này con lớn thì sẽ hiểu.
 
Thằng bé chưa kịp lớn thì hôn nhân của chị đổ vỡ, bấy giờ lẽ sống của chị là con nhưng nó đã không lựa chọn chị. Ngày nó dọn đi cùng với bố, không một chút bận lòng khi mẹ ở lại một mình đau khổ, vật vã vì phải xa con. Anh đắc thắng cho rằng mình đã đúng trong mọi vấn đề, kể cả việc dạy con. Bởi nếu không, sao thằng bé lại “yêu bố hơn mẹ”? Chị đau đớn vì không biết con lớn lên sẽ trở thành người như thế nào khi mà ngay từ nhỏ đã bị ảnh hưởng bởi lối sống coi thường mẹ của bố, không cần đến tình yêu thương của mẹ chỉ vì vật chất. Và, một đứa trẻ lớn lên không có lòng hiếu với mẹ, liệu có nên người? 
 
 
 Nguyễn Huyền Ly

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.