Nỗi khổ... thượng thọ

Chia sẻ

PNTĐ-Trong thời kinh tế thị trường, lễ thượng thọ trong không ít bộ phận gia đình, làng xã bị biến tướng trở thành nỗi khổ cho con cháu và cả các bậc cao niên.

 
Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, cha mẹ cao tuổi vốn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên trong thời kinh tế thị trường, lễ thượng thọ trong không ít bộ phận gia đình, làng xã bị biến tướng trở thành nỗi khổ cho con cháu và cả các bậc cao niên.
 
Nỗi khổ... thượng thọ - ảnh 1
Hãy để lễ mừng thọ thật sự là niềm vui của người cao tuổi.
(Ảnh minh họa)
 
Vừa mới thoát cảnh nhồi nhét trên xe khách từ quê trở lại thành phố làm việc sau Tết chưa được mấy ngày thì vợ chồng chị Lê Thị Tuyết (Cầu Giấy, HN) đã phải chuẩn bị quay về quê để làm lễ thượng thọ cho bố năm nay 90 tuổi. Vì đây là niềm vui và vinh dự cho con cháu nên nhà nào cũng phải tham gia đầy đủ.
 
- Quê chồng tôi ở cuối Hà Tĩnh giáp Quảng Trị, đi lại rất vất vả. Nghĩ đến cảnh vừa mới ra chưa lâu lại phải quay về, cả nhà đều oải, chưa kể vợ chồng phải nghỉ làm, các cháu xin nghỉ học, nhưng vì công việc của gia đình nên lại phải cố gắng - chị Tuyết nói.
 
Từ ngày làm dâu, đây là lần thứ hai chị cùng với anh em chồng lo việc thượng thọ cho bố mẹ chồng. Lần thứ nhất làm thượng thọ cho cả hai ông bà lên 80 tuổi. Do mẹ chồng chị mất mấy năm nay nên lễ thượng thọ tuổi 90 chỉ còn mỗi bố chồng. Mọi người đều vui mừng vì thấy ông tuổi cao nhưng vẫn minh mẫn khỏe mạnh nên quyết định tổ chức làm lễ mừng thọ thật lớn để động viên ông, và cũng là dịp để con cháu nở mày nở mặt với làng xã.
 
Vợ chồng anh Lê Đình Tú (Hoàng Mai, HN) có phần vất vả hơn vì cả bố mẹ đẻ lẫn bố vợ năm nay đều đồng loạt tổ chức thượng thọ. Quê anh Tú ở Quảng Ninh, quê vợ ở Thanh Hóa. Bố mẹ anh thượng thọ 90 tuổi còn bố vợ thượng thọ 80 tuổi. Hai vợ chồng cùng lập nghiệp ở Hà Nội, vừa phải “chạy sô” Tết quê nội, quê ngoại, mới quay trở lại để đi làm đã phải viết đơn xin nghỉ phép đầu năm để về lo thượng thọ cho bố mẹ hai bên.
 
Chị Nguyễn Thị Vân (nhân viên bán hàng siêu thị tại Hà Nội) kể lễ mừng thọ của mẹ chồng chị vừa qua đã khiến mấy anh em trong gia đình tương tàn. Để chứng tỏ không thua kém với làng xóm, anh trưởng ở quê đã quyết định làm 40 mâm cỗ trong lễ mừng thọ cho mẹ vì lâu nay các cụ thượng thọ trong làng đều làm từ 30 mâm trở lên để mời làng xóm. Vợ chồng chị và hai cô em chồng nghe vậy hốt hoảng bảo làm nhiều thế kinh phí nào lo cho đủ trong khi gia đình nào cũng khó khăn, lại phải vừa lo Tết xong. Anh trưởng bảo không có thì phải vay mượn, chứ không để lễ mừng thọ của mẹ “thua kém” mọi người. Vả lại, khách đi ăn mừng lại, có khi còn có… lãi.
 
Mấy chị em chẳng ai nói lại được ý của anh cả cũng như lệ của làng, thế là mỗi nhà phải vay mượn một khoản để làm cỗ mừng thọ mẹ. Khi công việc xong, tính toán hết tiền mừng, mỗi nhà phải góp gần 8 triệu. Anh chị em lời ra tiếng vào dẫn tới cảnh không nhìn mặt nhau, khiến cho mẹ chồng chị khóc lóc đòi chết cho đỡ phải chứng kiến cảnh trái ngang.  
 
Không chỉ có con cái khổ mà các cụ thượng thọ cũng khổ theo. Cụ Lê Đình Uy (90 tuổi, Thái Bình) sức khỏe yếu nhưng năm nay cụ phải mặc áo đỏ ngồi “đáp lễ” gần cả ngày trong lễ mừng thọ được tổ chức ở quê để trình làng và “khao” họ hàng. Sau đó, cụ lại phải ra Hà Nội để tiếp tục nhận sự chúc mừng của quan khách mà con cả tổ chức. Cụ thừa hiểu đó là một cách để con cả nhận sự “lại quả” của mọi người nhưng không biết làm thế nào trước sự ép buộc của con cái.
 
Theo chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn, lễ thượng thọ hay được tổ chức cho các cụ già có độ tuổi từ 80 trở lên do con cháu tổ chức để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ. Vì theo quan niệm đạo đức, cha mẹ có sống lâu thì con cháu mới được phụng dưỡng, thể hiện đạo hiếu. Vì thế, thượng thọ còn được coi là một nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện đạo lý làm người “uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên, thời kinh tế thị trường, đây đó lễ thượng thọ đang bị biến tướng.
 
Ở một bộ phận gia đình xem việc tổ chức lễ thượng thọ cho cha mẹ già là một cách thể hiện sự danh giá, cái uy của con cháu. Vậy nên gia đình có điều kiện thì tổ chức ăn thọ bố mẹ rầm rập tận mấy ngày, còn khó khăn về kinh tế cũng cố vay mượn để tổ chức lễ thượng thọ cho bố mẹ không thua kém người ta. Hoặc có trường hợp, lợi dụng việc mừng thọ của cha mẹ để… kiếm lời từ cỗ bàn, khiến cho khách lẫn khổ chủ lao đao.
 
Lễ thượng thọ có thể tổ chức nhiều hình thức, quy mô lớn, bé tùy vào điều kiện và lòng thành của con cháu. Không nên quan niệm, tổ chức thượng thọ cho bố mẹ theo phong trào để rồi vừa gây nên lãng phí tiền bạc, con cháu vất vả, các cụ cũng bị ảnh hưởng sức khỏe. Ngày nay, các tổ chức chính quyền địa phương đã và đang duy trì tổ chức lễ thượng thọ chung cho các cụ cao tuổi vừa ý nghĩa, vừa tiết kiệm, tránh cho con cháu sấp ngửa lo cỗ bàn vất vả, khách mời cũng phải “chạy sô” ăn khao thọ. Con cháu sống hiếu thảo chăm lo cho cha mẹ hàng ngày mới là hiếu thảo khiến các cụ sống thọ hơn chứ không phải dựa vào lễ thượng thọ lớn thì cha mẹ mới sống lâu hơn – chuyên gia Đinh Đoàn khuyên.

Thu Giang

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.