Sống vì con như thế bằng mười hại con

Chia sẻ

Có những người chồng, người vợ quan niệm rằng vì đứa con nên cuộc hôn nhân của họ buộc phải tồn tại. Tuy nhiên, họ chỉ nghĩ đến việc giữ gia đình cho con mà không hề nghĩ đến chuyện phải cho con tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ.

Tại phiên toà hoà giải lần thứ nhất, chị Lê Thu (Đống Đa, Hà Nộij) vẫn luôn xin được duy trì cuộc hôn nhân của mình dẫu tình cảm đã xuất hiện nhiều rạn nứt. Sau một hồi nghe toà nói về lợi ích thiết thực cho con khi hôn nhân không đổ vỡ, anh Vũ Văn Dương đồng ý rút lại đơn ly hôn để quay về cố gắng hàn gắn vì tương lai của đứa con chưa đầy 4 tuổi.

Sống vì con như thế bằng mười hại con - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Tuy nhiên, gần một năm sau, đơn ly hôn của họ lại được gửi ra toà và tại phiên hoà giải lần này, một lần nữa anh chị lại vì con chấp nhận quay về cố gắng thêm một lần nữa. Tuy nhiên khác với lần trước, lần hoà giải này còn có sự tham gia của mẹ anh Dương. Bà nói với toà không nên tiếp tục cho hai vợ chồng con trai hoà giải về sống vì con. Nếu thật sự vì đứa trẻ, cuộc hôn nhân của họ nên đường ai nấy đi. Bà kể vợ chồng con trai luôn nói sống vì con, cố gắng níu kéo hạnh phúc cũng chỉ vì tương lai của con. Nhưng thực tế, ngoài chữ sống vì con đó, cả hai vợ chồng không hề có hành động cụ thể để chứng minh. Cuộc hôn nhân của họ đã tồn tại gần 5 năm nay nhưng mâu thuẫn thì đã xuất hiện từ năm thứ hai sau khi đứa con ra đời. Bất đồng quan điểm sống giữa hai vợ chồng cộng thêm kiểu sống không muốn làm dâu của chị Thu khiến cho hạnh phúc của họ chỉ còn là cái vỏ rỗng.

Mỗi lần có vấn đề, trước mặt bố mẹ chồng lẫn anh, chị Thu  đều lớn tiếng rằng: Tôi cũng chẳng thiết tha gì cái gia đình này, tình cảm với anh tôi cũng đã hết, chẳng qua chỉ vì con mà tôi phải duy trì hôn nhân. Bản thân tôi thấy có tội với con nếu ly hôn nên tôi mới tiếp tục gắn bó với anh. Nếu vì anh tôi đã bỏ từ lâu rồi. Nghe vợ nói thế, anh cũng vặc lại: Tiếp tục cho cô sống bên cạnh chẳng qua là tôi nghĩ cô có quan hệ máu mủ với con, tôi cũng vì con mà chịu đựng cô, vì thế cô hãy biết điều một chút. Người thân đều nghe họ nói sống với nhau chỉ vì con nên cũng chẳng ai can thiệp vào, dẫu sao thì họ cũng không muốn đứa trẻ gặp bất hạnh sớm.

Tình cảm không còn, nên anh chị cũng chẳng muốn quan tâm đến nhau. Trong nhà, ai làm việc của người ấy. Mỗi lần bực tức gì, chị đều lôi con ra đay nghiến kiểu giận cá chém thớt. Anh chị sẵn sàng cãi nhau; thậm chí là diễn màn bạo lực ngay trước mặt con trong khi miệng không ngớt nói câu sống với nhau vì con. Sau đó thì đường ai nấy đi, chiến tranh lạnh cả tuần, thằng bé bị chị bỏ mặc cho anh từ ăn uống đến tắm rửa. Sáng dậy đi làm, chiều muộn về bỏ vào phòng nằm luôn. Vốn không lo nổi cho con nên anh Dương buộc phải mang con sang gửi bố mẹ. Cứ thế một tháng 30 ngày thì có đến 15 ngày thằng bé phải về với ông bà nội. Nó dật dờ như cái bóng bên ông bà, hết khóc vì nhớ mẹ lại mếu máo đòi bố. Vậy nhưng anh chị vẫn không động lòng tiếp tục cuộc chiến vì con của mình.

Mẹ anh Dương nói không người mẹ nào muốn hạnh phúc của con cái đổ vỡ. Nhưng tuần trước thằng bé ốm phải nhập viện bà được bác sĩ cho biết nó đang có dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Sau khi nghe bác sĩ nói về vết thương tâm lý khiến trẻ có thể mắc căn bệnh đó khiến bà lo sợ cho tương lai cháu mình. Nhưng về nói lại cho vợ chồng anh Dương thì họ vẫn gạt đi. Vậy nên để cứu cháu bà khỏi căn bệnh đáng sợ, bà quyết định "phá vỡ" cuộc hôn nhân các con.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thoan (Trường CĐSPTW) thì những cuộc hôn nhân "sống vì con" kiểu như vợ chồng anh Dương tồn tại trong cuộc sống ngày nay không ít. Nghe khẩu hiệu thì đáng ủng hộ vì những bậc bố mẹ ấy đã biết cố gắng sống vì tương lai con trẻ. Nhưng tiếc ngoài cái vỏ ra thì không hề thấy sự hi sinh của cả hai trong đó. Điều đứa trẻ cần là một gia đình đầy đủ bố mẹ và tình yêu thương chứ không phải là một cái “danh”.  Cho nên sống vì con kiểu đó khác nào hại con gấp trăm lần hơn.

                                                                                                            Bảo Nam 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.