Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa

Hoàng Lan
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tết Quý Mão đi qua đã để lại những ký ức đẹp với nhiều người, là động lực giúp họ bước vào một năm mới dự báo sẽ có nhiều thành công.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 1
Vợ chồng anh Chính trong những ngày đón năm mới tại TP Hồ Chí Minh (Ảnh: NVCC)

Hẹn mùa Tết sau lại về
Nhiều gia đình người Việt đang sinh sống ở nước ngoài vừa trải qua một kỳ nghỉ Tết đáng nhớ trên quê hương Việt Nam. Trở lại nước sở tại, họ hẹn đến Tết năm sau lại về. 

Anh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1989 cùng vợ sang Malaysia định cư từ năm 2013. Các con của anh, bé Bin lên 6 tuổi và Lisa lên 2 tuổi đều được sinh ra tại Malaysia nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Năm nào, vợ chồng anh cũng thu xếp công việc để về Việt Nam ăn Tết. 

Quê anh Chính ở Thanh Hóa. Chị Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1990, vợ anh, là người Tây Ninh. Hai vợ chồng làm việc ở Malaysia nhưng vẫn có nhà ở Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, anh gọi vui gia đình mình là “một chốn bốn nơi”. Cứ một năm về Việt Nam ăn Tết Bắc ở nhà nội thì năm sau ăn Tết Nam đằng ngoại. Riêng năm nay Tết có phần đặc biệt hơn vì hai vợ chồng dành  thời gian đón Tết ở TP Hồ Chí Minh trước khi về Tây Ninh với nhà ngoại. Hai con của vợ chồng anh Chính vì thế khá may mắn khi được trải nghiệm phong tục đón Tết của nhiều vùng, miền khác nhau. 

Anh Chính chia sẻ: Vì định cư xa nên tài sản lớn nhất họ nhận được trong những ngày đoàn tụ chính là tình cảm của hai bên gia đình. Với nhà ngoại, mẹ vợ anh Chính biết con rể thích ăn món cá rô kho khế, con gái thích ăn lẩu gà, các cháu thích món chả giò cuốn chiên nên bà lại tự tay nấu mấy món đó để “chiêu đãi” con cháu. Với nhà nội, mỗi khi vợ chồng anh về nước là gia đình anh em cũng kéo về nhà mẹ để tụ họp.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 2
Hai vợ chồng anh Chính đón Tết ở quê ngoại Tây Ninh (Ảnh: NVCC)

Nhớ lại dịp này cách đây 2 năm, bố anh Chính qua đời khi chỉ còn cách Tết âm lịch 3 tuần. Song, vì dịch Covid-19 mà vợ chồng anh không thể về nước đưa tiễn bố. Phải gần 1 năm sau đó, khi dịch vãn, anh mới về thăm mộ bố và đón Tết ở nhà nội. Vì điều này mà đến giờ anh vẫn ngậm ngùi và ân hận mãi. 

Tết qua đi, chia tay người thân để về Malaysia, trong hành lý của vợ chồng anh Chính luôn là những món quà Việt Nam mà người thân gói ghém gửi theo. “Ở Malaysia, đồ Việt Nam rất sẵn nhưng với các bậc thân sinh, các con đi xa là thiệt thòi nên lúc nào cũng tìm mọi cách để bù đắp cho con cháu”- anh nói. 

Những cái Tết không chỉ là dịp để chào đón năm mới mà còn giúp cho những người con ở xa nhà như vợ chồng anh Chính thêm yêu gia đình mình nhiều hơn và trân trọng những khoảnh khắc còn được sum họp bên người thân. “Những người con may mắn được ở gần bố mẹ có thể thấy bố mẹ mình vẫn vậy qua mỗi ngày. Nhưng, khi ở xa, mỗi lần trở về là chúng mình thấy các mẹ già hơn, yếu hơn. Bố mình và bố vợ đã mất rồi, giờ vợ chồng chỉ muốn được bù đắp, báo hiếu nhiều hơn cho bố mẹ”- anh Chính chia sẻ.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 3
Năm 2023 phía trước cũng là năm có nhiều kế hoạch, dự tính trong sự nghiệp cũng như vun đắp cho tổ ấm (Ảnh: NVCC)

Tại Malaysia, anh Chính là CEO của một công ty về kho và logistic gần cảng Port Klang. Với tình cảm của người con xa quê luôn nhớ về quê hương, gia đình, anh Chính đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ người Việt Nam gặp khó khăn do Hội người Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia phát động. Vợ chồng anh cũng nhận đỡ đầu một số trẻ em nghèo ở Việt Nam để giúp san sẻ khó khăn với các bé. 

Với vợ chồng anh, năm 2023 phía trước cũng là năm có nhiều kế hoạch, dự tính trong sự nghiệp cũng như vun đắp cho tổ ấm. Chia tay Việt Nam, anh tâm sự, hai mẹ của vợ chồng anh ở Việt Nam chỉ mong Tết hàng năm, các con lại mang tin vui thành công trở về. Đây sẽ là động lực để vợ chồng anh tiếp tục cố gắng hơn nữa trong năm mới.
Mong muốn truyền động lực cho các bạn nữ
Tết Quý Mão vừa qua, với Hàng Thị Lỳ, bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là một Tết vô cùng ý nghĩa. Bởi Lỳ chính là nhân vật đã được xuất hiện trên ấn phẩm đặc biệt chào xuân mới của Báo Phụ nữ Thủ đô. Lỳ cho biết, bài báo này đã ghi dấu ấn không nhỏ trong cuộc sống của Lỳ

Ngày 27 Tết, trong hành lý kéo dài nhiều tiếng trở về bản Trống Tông của Lỳ có thêm tờ báo Tết Phụ nữ Thủ đô. Lỳ chia sẻ, đó cũng là lần đầu tiên bà con ở bản thấy một tờ báo chào năm mới rực rỡ sắc màu như thế.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 4
Những người thân của Lỳ ở bản Trống Tông vui đọc báo Xuân Phụ nữ Thủ đô (Ảnh: NVCC)

 

Lỳ chia sẻ, mong ước của Lỳ chính là từ bài báo Tết này là sẽ truyền cảm hứng cho các bạn gái trẻ khác ở bản hãy nỗ lực học tập, phấn đấu để thay đổi cuộc sống. Các bạn đừng bỏ học sớm rồi lấy chồng, sinh con, chấp nhận vòng luẩn quẩn nghèo đói đeo bám. Quả thực sau khi xem ấn phẩm Phụ nữ Thủ đô, nhiều bạn gái đã rất thích thú với những bài viết viết về thế giới sôi động phía ngoài bản làng và nói sau này cũng muốn được bay cao, bay xa như Lỳ.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 5
Những cô gái Mông đón Xuân ở bản Trống Tông (Ảnh: NVCC)

Hơn 10 ngày đón Tết ở bản, Lỳ nhận được nhiều lời chúc mừng của bà con dân tộc Mông và vì thế càng khát khao hơn sẽ phải sớm học thành tài để trở về quê hương. Những kế hoạch trong tương lai đã được Lỳ lập ra rõ ràng hơn. Đó là Lỳ muốn sau khi tốt nghiệp sẽ về lại bản để mở hệ thống kinh doanh nông sản sạch từ miền núi xuống miền xuôi, qua đó sẽ giúp cho nhiều người dân ở bản có thêm phương kế sinh nhai, có thu nhập ổn định quanh năm chứ không chỉ dựa mỗi vào việc vào rừng kiếm táo mèo trong vài tháng ngắn ngủi giáp Tết.

Tạm biệt một mùa Tết ý nghĩa - ảnh 6
Lỳ đọc báo Phụ nữ Thủ đô số Xuân (Ảnh: NVCC)

Cảm ơn Báo Phụ nữ Thủ đô, Lỳ cho biết, đây sẽ là động lực để Lỳ nỗ lực hơn nữa.  Ngày 9 Tết, Lỳ gửi tờ Báo Phụ nữ Thủ đô ở lại bản và lên đường trở lại Đại học RMIT để tiếp tục chương trình học cử nhân bằng tiếng Anh. Lỳ chia sẻ: “Tết này với em thật sự đặc biệt. Năm 2023 này, em sẽ tiếp tục nỗ lực để hy vọng Tết năm sau, em sẽ có thêm nhiều tiến bộ hơn nữa để chia sẻ với Báo Phụ nữ Thủ đô và báo cáo với bà con ở bản Trống Tông”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.