Tham gia thảo luận “tài sản riêng trong hôn nhân”

Chia sẻ
 
Tài sản riêng là rất văn minh
 
 
Tham gia thảo luận “tài sản riêng trong hôn nhân” - ảnh 1
Anh Hà Đức Thiện 

Tôi cho rằng, trong quá trình chung sống vợ chồng có sự thống nhất thỏa thuận về việc phân định tài sản trong gia đình là rất văn minh, bởi, việc xác lập tài sản chung và riêng trong hôn nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
 
Khi ly hôn, ngoài yếu tố giải quyết về tình cảm, con chung thì giải quyết tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Bởi lúc này, các bên ai cũng muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh. Tuy nhiên, một số trường hợp trong cuộc sống, khi đang hạnh phúc, tài sản riêng đều nhập vào tài sản chung của vợ chồng, hay người vợ/chồng bán đất của gia đình, vay mượn riêng để tạo lập vào khối tài sản chung nhưng không để lại giấy tờ chứng minh. Khi mâu thuẫn việc chứng minh những vấn đề này rất khó khăn bởi các bên đều chỉ đưa ra được căn cứ của một phía, trong khi bên kia lại không thừa nhận. 
 
Theo quy định của pháp luật, vợ/chồng muốn xác lập tài sản riêng của mình trong thời kỳ hôn nhân cần tự nguyện thoả thuận của các bên. Trường hợp chị H muốn xác lập tài sản riêng cần có sự đồng ý của chồng, cần tế nhị. Bởi nếu không, chị sẽ làm tổn thương người chồng. Bên cạnh đó, việc bố mẹ chị H khi cho con gái tài sản riêng cần khéo léo để không ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng của các con. Bố mẹ chị H có thể tham khảo ý kiến của con rể trước khi đưa ra quyết định, hoặc lựa chọn cách cho khác tế nhị hơn như lập  hợp đồng cho - tặng tài sản với điều kiện chỉ một mình chị H được hưởng khối tài sản đó hoặc lập di chúc để lại tài sản cho con gái.
 
Khi bố mẹ chị H mất, chị H nghiễm nhiên được pháp luật thừa nhận tài sản đó là của riêng mình mà không có sự tranh chấp hoặc mâu thuẫn với chồng.
 
 Hà Đức Thiện 
(Sơn Tây, Hà Nội)
 
Tài sản riêng gây sóng gió trong gia đình
 
Tham gia thảo luận “tài sản riêng trong hôn nhân” - ảnh 2
Bà Chu Thị Tình

 
Tôi làm hòa giải viên cơ sở, cũng gặp nhiều trường hợp vì không thống nhất về tài sản riêng mà gây ra bi kịch gia đình. Có trường hợp người chồng sau khi ly hôn với người vợ đầu tiên rồi kết hôn với người thứ hai, mang theo hai con riêng về sống cùng. Chị vợ thứ hai, trước khi kết hôn có một căn nhà. Sau một thời gian chung sống, con gái riêng của anh ấy lấy chồng. Bấy giờ, anh chồng đề nghị chị vợ góp căn nhà vào tài sản chung và cho vợ chồng con gái anh ở căn nhà đó.
 
Chị vợ không đồng ý vì sợ về già, con chồng đối xử với mình không tốt, căn nhà riêng không còn thì không biết sống ở đâu. Không đạt được mục đích, người chồng lạnh nhạt với vợ, còn con chồng cũng cư xử thô lỗ với mẹ kế… Lại có trường hơp, hai vợ chồng lấy nhau ở cùng bố mẹ vợ. Khi ông bà mất để lại đất và nhà trên đất cho con gái đứng tên sổ đỏ. Người con rể lại tỏ vẻ không vui vì cảm thấy bị coi là người ngoài. Hoặc có trường hợp con gái sau khi được bố mẹ cho tài sản đã đứng tên của cả hai vợ chồng. Người chồng ngoại tình, dẫn bồ về ở ngay tại nhà. Khi họ ly hôn, căn nhà phải chia đôi ra. Chị vợ vừa gồng gánh nuôi hai con ăn học vừa phải tìm nhà trọ… 
 
Tôi cho rằng, pháp luật có quy định về tài sản riêng trong gia đình là cần thiết. Trong các điều khoản đó, có quy định tài sản riêng của vợ/chồng được thiết lập trên cơ sở được bố mẹ cho/tặng. Thế nhưng về tình, bố mẹ cho tặng cần phải có sự rõ ràng, hài hòa giữa lý và tình để con rể không cảm thấy tủi thân. 
 
 
Chu Thị Tình
(Chi hội trưởng Phụ nữ tổ dân phố Hoàng 9, phường Cổ Nhuế 1, Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Đánh mất hạnh phúc

Đánh mất hạnh phúc

(PNTĐ) - Đồng hồ điểm báo đã 12 rưỡi đêm. Ông An cứ trằn trọc mãi vẫn không sao ngủ được. Đêm thanh vắng, tiếng con tắc kè kêu trong đêm thanh vắng nghe càng não nùng.
Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

Hạnh phúc bất ổn vì “con anh, con em”

(PNTĐ) - Anh chị bước vào cuộc hôn nhân kiểu “rổ rá cạp lại”, mang theo “con anh, con em” để cùng nhau xây dựng một gia đình mới. Những tưởng, sẽ gây dựng được một tổ ấm sau những đổ vỡ trước đó, nhưng mọi thứ lại một lần nữa bất ổn với họ.
Mẹ chồng là tri kỷ

Mẹ chồng là tri kỷ

(PNTĐ) - Ngày về làm dâu, chị Nguyễn Bích Nhung (32 tuổi, huyện Quốc Oai, Hà Nội) kể, mẹ chồng nói với chị: “Một khi mẹ đón con về làm dâu thì mẹ sẽ coi con như con gái trong nhà. Mẹ không muốn con dâu phải khổ vì ngày xưa làm dâu mẹ đã khổ lắm rồi…”.
Kho báu của bố

Kho báu của bố

(PNTĐ) - Năm nào cũng thế, trước ngày sinh nhật tôi mấy ngày, bố tôi thể nào cũng gọi điện cho con gái và trịnh trọng thông báo: “Tôi đã cất vào kho lưu trữ của cô rồi nhé”. Kho lưu trữ của bố là một chiếc hộp thiếc, và thứ bố cất là tờ lịch của ngày 25 tháng 4”.