Xu hướng tổ chức đám cưới tối giản

Chia sẻ

Lễ cưới là sự kiện quan trọng, là cột mốc đánh dấu hạnh phúc của lứa đôi và được nhiều gia đình chú trọng lên kế hoạch tổ chức chu đáo. Tuy nhiên hiện nay, có những bạn trẻ đã lựa chọn phong cách cưới tối giản, tiết kiệm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh covid-19.

Khi cuộc sống bắt đầu với “quỹ đạo”  bình thường mới, nhiều cặp đôi đã lên kế hoạch về chung một mái nhà, xây dựng hạnh phúc. Những đám cưới đã bắt đầu rộn ràng quay lại trong cuộc sống sau một thời gian dài hoãn để phòng chống dịch. Dựa theo sở thích và điều kiện hoàn cảnh, các cặp đôi sẽ chọn cho mình hình thức, phong cách tổ chức đám cưới khác nhau. Có người thích thực hiện đầy đủ các nghi lễ truyền thống cưới hỏi; người lại thích tổ chức ở nhà hàng, khách sạn hiện đại, sang trọng; nhưng cũng có người yêu thiên nhiên, làm đám cưới ở một khu vườn hay trên bãi biển nào đó …

Khác với những phong cách cưới kể trên là một phong cách cưới có nguồn gốc từ Nhật Bản, đó là tổ chức đám cưới tối giản. Xu hướng đám cưới tối giản giúp các cặp đôi giải quyết được khá nhiều vấn đề, từ đó hôn lễ được diễn ra với tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng mà nó nên có từ lâu cho cả chủ tiệc và khách mời. Ngoài ra, đám cưới tối giản cũng được thực hiện với chi phí thấp hơn rất nhiều so với một đám cưới tổ chức theo kiểu truyền thống.

Ở đám cưới này, cô dâu và chú rể sẽ cắt giảm tối đa những nghi thức và chỉ giữ lại những nghi lễ quan trọng nhất. Với lễ hỏi, một số gia đình vị trí địa lý cách xa nhau đã linh hoạt gộp chung một ngày với lễ cưới, vừa tiết kiệm chi phí lại đỡ tốn thời gian. Ngoài ra, những vật dụng đám cưới mà chỉ sử dụng một lần trong đời cũng được họ tìm cách hạn chế mua để giảm thiểu phát sinh các vật dụng sau khi cưới. Sắc màu trong những hôn lễ tối giản được đơn giản hóa, họ thường sử dụng màu đơn sắc nhẹ nhàng hoặc là chỉ sử dụng màu trắng đen.

Đám cưới tổi giản nhưng không đồng nghĩa với việc tổ chức sơ sài, qua loa hay đơn điệu. Ở đây chỉ đơn giản hóa mọi thủ tục, vật dụng không cần thiết nhưng vẫn giữ được những khoảnh khắc đáng nhớ của cô dâu, chú rể và mang đến sự tinh tế, trang trọng cho bữa tiệc. Như đám cưới của cặp đôi 9X tại Hà Nội tháng 2 vừa qua, cô dâu Phạm Thanh Hảo (Biên tập viên, 25 tuổi) và chủ rể Phan Đức Việt (kỹ sư CNTT, 27 tuổi) là đôi bạn trẻ đã mạnh dạn tổ chức một hôn lễ tối giản và vô cùng độc đáo giữa Thủ đô.

Cô dâu Thanh Hảo và chú rể Đức Việt diện trang phục đơn giản nhưng rất lịch sự, đẹp mắt trong lễ cướiCô dâu Thanh Hảo và chú rể Đức Việt diện trang phục đơn giản nhưng rất lịch sự, đẹp mắt trong lễ cưới (Ảnh: Facebook nhân vật)

Đám cưới của Thanh Hảo và Đức Việt diễn ra với sự chúc phúc của nhiều bạn bè và với sự ủng hộ của hai bên gia đình, nhất là trong việc quyết định tổ chức lễ cưới một cách đơn giản, tiết kiệm nhất. Thanh Hảo thổ lộ: “Có thể nhiều người thấy lễ cưới sao tổ chức kỳ vậy, nhưng mình tin rằng chỉ cần cô dâu chú rể hạnh phúc thì dù đám truyền thống, đám sân vườn, đám bãi biển hay một đám cưới hoá trang đều thú vị và ý nghĩa. Bố mẹ hai bên rất cởi mở và ủng hộ quyết định của bọn mình”.

Thanh Hảo và Đức Việt mong muốn đám cưới của mình sẽ diễn ra đơn giản nhưng đặc biệt, không kém phần độc đáo, mới lạ. Đúng như dự định, đám cưới được tổ chức ngoài trời ở một nhà hàng nhỏ ấm cúng tại Hồ Tây. Mỗi khách đến dự được trao một kit xét nghiệm Covid, một miếng dán giữ nhiệt và tấm thiệp cảm ơn.

Không gian tiệc cưới được thiết kế đơn giản nhưng vô cùng tinh tế, từ những ánh đèn lung linh phản chiếu đến nơi trưng bày những tấm ảnh kỷ niệm của cô dâu chú rể và những món quà cho khách mời đến dự đều rất đẹp và nhẹ nhàng, trang trọng. Những bộ trang phục, phong cách chụp ảnh cưới đến hôm tổ chức lễ cưới, cặp đôi đều mặc những thiết kế đơn giản, màu trắng, đen, nâu đen, không diêm dúa, cầu kì và rất tiết kiệm chi phí.

Đã từng dự nhiều đám cưới, thấy cô dâu, chú rể và cả khách mời mệt mỏi vì những thủ tục dài dòng, Thanh Hảo thấy không thích. Ba năm trước, cô được dự tiệc cưới ngoài trời của một người bạn, nơi cô dâu, chú rể và những người bạn ăn đồ nướng, ca hát, nhảy múa, tất cả đều thoải mái, vui vẻ. Và, Thanh Hảo đã quyết định tổ chức đám cưới của mình như thế. Ở đám cưới của mình Đức Việt và Thanh Hảo cùng khách ăn tối bằng các món nướng BBQ, trước đó cô dâu chú rể và khách mời cùng chơi trò hỏi – đáp.

 Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trồng cây với ý nghĩa "gieo mầm hạnh phúc" trong tiệc cưới.Cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ trồng cây với ý nghĩa "gieo mầm hạnh phúc" trong tiệc cưới. (Ảnh: Nguyễn Phú Hưng)

Trong đám cưới của họ, khách mời và chủ tiệc được vui chơi thoải mái, tưởng chừng như không hề có sự xa cách, gò bò nào như những đám cưới truyền thống. Bạn Đặng Hoàng Hà (23 tuổi) – MC trong hôn lễ và cũng là người em thân thiết của cô dâu cho biết: “Nhớ lại đã từng dự nhiều đám cưới, nhưng đây là đám cưới thú vị và khác biệt nhất mình tham dự. Ở đám cưới truyền thống, mọi người phải tuân theo những nghi lễ, đôi khi họ thấy khá gò bó. Còn ở đây, Hảo và Việt tự lên kế hoạch theo ý mình thích, tương tác và gần gũi với những người đến dự. Tất cả chúng tôi đều thoải mái vui vẻ và cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn của cô dâu chú rể”.

Cô dâu Thanh Hảo chia sẻ thêm: “Đám cưới là ngày vui của hai người yêu nhau. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải vui vẻ và hài lòng với chính đám cưới đó. Chúng tôi tin đã tổ chức một lễ cưới mà ngày vui của mình cũng là ngày vui vẻ và dễ chịu của quan khách”.

Đám cưới đơn giản đúng nghĩa chính là bữa tiệc ấm cúng, tinh tế, tập trung nhiều vào cảm xúc của cô dâu, chú rể mà ở đây họ có được sự thoải mái và vui vẻ nhất; cặp đôi và quan khách được tập trung vào những khoảnh khắc quan trọng của hôn lễ, không bị phân tâm bởi những chi tiết rườm rà khác.

HÀ LAN

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.