Bộ Công an đề xuất người dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông

Chia sẻ

“Người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình” - dự thảo thông tư nêu.

 
Bộ Công an đề xuất người dân được ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông - ảnh 1
Dự thảo thông tư quy định người dân có quyền giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Ảnh: T.Vương

 
Bộ Công an vừa hoàn tất lấy ý kiến dự thảo lần cuối về quy chế dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nếu được thông qua, dự thảo này sẽ có hiệu lực từ cuối năm nay.
 
Đáng chú ý, dự thảo lần này có một số nội dung mới so với dự thảo lần 2 được Bộ Công an lấy ý kiến từ cuối tháng 6.
 
Theo đó, trong điều 11 quy định về "Hình thức giám sát của nhân dân", dự thảo đã bổ sung nội dung người dân được giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật.
 
Tuy nhiên, việc giám sát này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ.
 
Điều 11 cũng bổ sung nội dung: "Thủ trưởng cơ quan công an có cán bộ, chiến sĩ được nhân dân góp ý, nhận xét phải có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật".
 
Ngoài ra, trong dự thảo lần này cũng nêu rõ, công dân khi giám sát và thông tin, phản ánh lên các phương tiện truyền thông phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm trước thông tin cung cấp.
 
Theo lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông, việc bổ sung ghi âm, ghi hình trong dự thảo lần này là nhằm cụ thể hóa hơn quyền giám sát của người dân.
 
Theo Hà Nội Mới

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

(PNTĐ) - Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".